Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh, ngày 28/10/2022


Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2011/NĐ-CP, Bộ Y tế đề xuất nâng phụ cấp lên 100% cho nhân viên y tế dự phòng, y tế xã, phường...

Ước tính có khoảng 10,6 triệu người bị bệnh lao (TB) vào năm 2021, tăng 4,5% so với năm 2020 và 1,6 triệu người chết vì bệnh lao trên thế giới. Thượng Hải đã trở thành thành phố đầu tiên ở Trung Quốc sử dụng vaccine COVID-19 dạng hít khí dung phát triển trong nước làm liều tăng cường. Không nên cạo gió cho trẻ mắc Sốt xuất huyết vì có thể làm nặng hơn tình trạng xuất huyết...

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 28/10/2022

 

THẾ GIỚI

1.Số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu tăng với tốc độ chậm hơn, dịch bùng phát ngày càng rộng ở Trung Quốc

Đến sáng 28/10, thế giới có trên 634,44 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,588 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này. Ngày 27/10, Trung Quốc báo cáo ngày thứ ba liên tiếp có hơn 1.000 trường hợp COVID-19 mới trên toàn quốc. Con số này dù còn khiêm tốn so với hàng chục nghìn ca mắc mới mỗi ngày khiến thành phố Thượng Hải rơi vào tình trạng bị đóng cửa hoàn toàn vào đầu năm nay nhưng đủ để Trung Quốc kích hoạt thêm nhiều hạn chế phòng dịch.

Nguồn: vtv.vn

 

2.Tử vong do lao và bệnh tật gia tăng trong đại dịch COVID-19

Ước tính có khoảng 10,6 triệu người bị bệnh lao (TB) vào năm 2021, tăng 4,5% so với năm 2020 và 1,6 triệu người chết vì bệnh lao (trong đó có 187.000 người nhiễm HIV dương tính), theo báo cáo Lao toàn cầu năm 2022 của Tổ chức Y tế Thế giới. "Nếu đại dịch đã dạy chúng ta bất cứ điều gì, thì đó là với sự đoàn kết, quyết tâm, đổi mới và sử dụng công bằng các công cụ, chúng ta có thể vượt qua các mối đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe. Hãy áp dụng những bài học đó cho bệnh lao. Đã đến lúc phải chấm dứt kẻ giết người lâu năm này.” Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết.

Nguồn: who.int

 

3.Thượng Hải (Trung Quốc) sử dụng vaccine COVID-19 dạng hít

Thượng Hải đã trở thành thành phố đầu tiên ở Trung Quốc sử dụng vaccine COVID-19 dạng hít khí dung phát triển trong nước làm liều tăng cường. Tất cả người trưởng thành đã tiêm 2 liều vaccine bất hoạt của Sinopharm và Sinovac hoặc 1 liều vaccine Ad5-nCoV của CansinoBio cách đây đủ 6 tháng đều có thể đăng ký sử dụng loại vaccine mới. Vaccine dạng hít do CanSinoBio và Viện Quân y phát triển là vaccine dạng hít khí dung đầu tiên trên thế giới và đã được phê duyệt sử dụng khẩn cấp vào tháng 9.

Nguồn: vtv.vn

 

VIỆT NAM

1.Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Đã trình Chính phủ sửa đổi Nghị định phụ cấp ưu đãi với nhân viên y tế cơ sở, dự phòng

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thông tin, Bộ Y tế đã trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 56 về hỗ trợ phụ cấp ưu đãi nghề đối với nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng. Bên cạnh đó là các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể, tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập do Bộ Y tế xây dựng, Bộ đề xuất nâng phụ cấp lên 100% cho nhân viên y tế dự phòng, y tế xã, phường.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

2.Những việc tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết

Không nên cạo gió cho em bé vì có thể làm nặng hơn tình trạng xuất huyết. Đồng thời có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại chỗ. Không dùng nhóm thuốc hạ sốt ibuprofen hoặc aspirin vì các thuốc này có thể làm cho tình trạng xuất huyết nặng hơn. Không tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho con dùng vì bệnh này do virus Dengue gây ra. Dùng kháng sinh không những không hiệu quả mà còn làm nặng thêm tình trạng gan, thận. Còn có thể gây ra tình trạng kháng thuốc. Tuyệt đối không đưa trẻ đi truyền dịch ở những cơ sở y tế không đảm bảo, các phòng khám tư nhân không đủ điều kiện làm thủ thuật.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

 

3. Hiểm họa khi tự truyền dịch tại nhà

Theo khuyến cáo Bộ Y tế, các cơ sở y tế, bác sĩ, điều dưỡng cần chỉ định dùng thuốc phù hợp, chỉ tiêm khi không sử dụng được đường dùng khác. Tùy theo thể trạng, bác sĩ tư vấn truyền loại dịch phù hợp. Song, không phải bệnh nhân nào ốm sốt cũng phải truyền và có thể truyền vào bất cứ thời điểm nào. Khi tự ý truyền dịch mà chưa có kết quả kiểm tra, chưa đánh giá được mức độ tổn thương và tình trạng bệnh nền, người dân dễ bị biến chứng hơn.

PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết truyền dịch là đưa vào cơ thể một lượng nước, các chất điện giải, chất dinh dưỡng như glucose, đạm, chất béo, vitamin... Tuy nhiên, dịch truyền có nhiều loại, mỗi loại lại có các thành phần, nồng độ khác nhau và phải được tiến hành ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện, khả năng để xử trí tai biến trong khi truyền.

Nguồn: vnexpress.vn

 

Thu Loan, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan