Điểm tin nhanh ngày 01/05/2022
Đến sáng 1/5, thế giới ghi nhận 512,98 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 6,25 triệu trường hợp tử vong. Chính quyền thành phố Bắc Kinh đã siết chặt các biện pháp phòng dịch. Ấn Độ trải qua tháng Tư nóng nhất trong vòng 122 năm. Công cụ mới giúp người tiêu dùng phát hiện thuốc giả
Việt Nam tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 cho 3 nhóm đối tượng và các loại vaccine sẽ tiêm mũi 4. Hiện cả nước còn hơn 1,34 triệu người mắc COVID-19 đang điều trị, giám sát. Các bác sĩ cảnh báo “Đừng chữa Ung thư qua…tin đồn” ...
THẾ GIỚI
1.Bắc Kinh xét nghiệm COVID-19 miễn phí cho toàn bộ cư dân sau nghỉ lễ
Đến sáng 1/5, thế giới ghi nhận 512,98 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 6,25 triệu trường hợp tử vong.
Tại Trung Quốc, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã siết chặt các biện pháp phòng dịch nhằm kiểm soát làn sóng dịch do biến thể Omicron gây ra. Theo kế hoạch, thành phố Bắc Kinh sẽ tiến hành xét nghiệm COVID-19 miễn phí cho toàn bộ cư dân, bắt đầu từ ngày 3/5 tới.
Nguồn: vtv.vn
https://vtv.vn/the-gioi/bac-kinh-xet-nghiem-covid-19-mien-phi-cho-toan-bo-cu-dan-sau-nghi-le-20220501001859843.htm
2. Ấn Độ trải qua tháng Tư nóng nhất trong vòng 122 năm
Nhiệt độ trung bình ghi nhận được trên toàn Ấn Độ trong tháng Tư là 35,05 độ, mức cao thứ tư trong vòng 122 năm qua.
Nguồn: vov.vn
https://vov.vn/the-gioi/an-do-trai-qua-thang-tu-nong-nhat-trong-vong-122-nam-post940890.vov
3. Dấu hiệu giúp phát hiện ung thư sớm trước 3 năm
Ung thư vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, mà một phần nguyên nhân là do phát hiện quá muộn. 4 triệu chứng có thể "báo động" ung thư sẽ xảy ra 3 năm sau bao gồm: tiểu máu, ho ra máu, khó nuốt và chảy máu trực tràng.
Nguồn: thanhnien.vn
https://m.thanhnien.vn/4-dau-hieu-giup-phat-hien-ung-thu-som-truoc-3-nam-post1452334.html
4. Thay đổi thị lực sau đột quỵ
Đột quỵ có thể gây ra những thay đổi đáng kể về thị lực. Một người hồi phục sau trận đột quỵ có thể trải qua các thay đổi khác nhau về thị lực, tùy thuộc vào kích thước và vị trí của đột quỵ.
Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, nhiều người phục hồi sau đột quỵ cho biết, họ gặp khó khăn về thị lực bao gồm trí nhớ thị giác kém, giảm khả năng giữ thăng bằng, giảm nhận thức về chiều sâu và các vấn đề liên quan đến nhìn và đọc. Nhiều người sau cơn đột quỵ thường gặp phải các vấn đề về thị lực như mất một phần thị lực, lơ đễnh thị giác, tầm nhìn bị mờ, ảo giác, mất thị lực màu sắc thậm chí là mù.
Nguồn: vnexpress.net
https://vnexpress.net/thay-doi-thi-luc-sau-dot-quy-4458010.html
5. Công cụ mới giúp người tiêu dùng phát hiện thuốc giả
Thuốc giả bao gồm thuốc kém chất lượng là vấn đề không mới nhưng đang ngày càng trở thành gánh nặng to lớn đối với an sinh xã hội. Thuốc giả đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn của bệnh nhân và sức khỏe cộng đồng
Thuốc giả đang là vấn đề an ninh y tế, không chỉ đe dọa trực tiếp đến an toàn người bệnh, sức khỏe cộng đồng mà còn gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Các nhà khoa học đã nỗ lực tạo ra một công cụ mới giúp người tiêu dùng phát hiện và tránh các sản phẩm giả mạo, đó là thẻ lụa huỳnh quang, Nghiên cứu mới được công bố trên ACS Central Science.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
https://suckhoedoisong.vn/cong-cu-moi-giup-nguoi-tieu-dung-phat-hien-thuoc-gia-169220429150831546.htm
VIỆT NAM
1.Sáng 1/5: Những loại vaccine phòng COVID-19 nào sẽ tiêm mũi 4 ở nước ta?
Theo Bộ Y tế Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine Bộ Y tế đã họp thống nhất việc tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 cho 3 nhóm đối tượng và các loại vaccine sẽ tiêm mũi 4. Cụ thể, đối tượng tiêm: Người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19: cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp. Vaccine sử dụng: Vaccine mRNA (vaccine do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); vaccine do Astra Zeneca sản xuất; vaccine cùng loại với mũi 3. Mặt khác, hiện cả nước còn hơn 1,34 triệu người mắc COVID-19 đang điều trị, giám sát.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
https://suckhoedoisong.vn/sang-1-5-nhung-loai-vaccine-phong-covid-19-nao-se-tiem-mui-4-o-nuoc-ta-169220501075234352.htm
2.Từ 15-6, xin tách bằng lái xe phải có giấy khám sức khoẻ
Bộ GTVT ban hành Thông tư 04/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2017 về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Thông tư này có hiệu lực từ 15-6 tới. Theo đó, hồ sơ đề tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn phải có giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
Nguồn: plo.vn
https://plo.vn/tu-15-6-xin-tach-bang-lai-xe-phai-co-giay-kham-suc-khoe-post677704.html
3.12 mẹo giúp bạn giữ thói quen ăn uống điều độ trong kỳ nghỉ lễ
Kỳ nghỉ lễ với những chuyến du lịch hoặc đoàn tụ gia đình có rất nhiều món ăn ngon có thể làm cho chúng ta phá vỡ thói quen ăn uống lành mạnh thường ngày. 12 mẹo giúp bạn giữ được thói quen tốt bao gồm: ăn sáng lành mạnh, uống đủ nước, tránh ăn kiêng quá mức, tập thể dục hằng ngày, không bỏ bữa, ăn nhẹ trước khi đi ra ngoài, tránh thức ăn có đường, chọn khẩu phần ăn nhỏ hơn, ăn nhiều trái cây và rau, chú ý đến đồ uống của bạn, ăn chậm hơn, tâjp trung vào món ăn của bạn.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
https://suckhoedoisong.vn/12-meo-giup-ban-giu-thoi-quen-an-uong-dieu-do-trong-ky-nghi-le-169220429155129482.htm
4. Đừng chữa ung thư qua… tin đồn
Ung thư đã và đang là gánh nặng trên toàn cầu, với hơn 19,2 triệu ca mắc mới, gần 10 triệu ca tử vong năm 2020. Tại Việt Nam, mỗi năm ước tính có 182.000 ca mắc mới, gần 123.000 ca tử vong. Trong khi các đơn vị y tế chính thống nỗ lực truyền tải những thông tin thực tế có tính khoa học, thì những "tin đồn" về tác nhân gây ung thư, những bài thuốc, phương pháp điều trị "thần kỳ"… cũng xuất hiện tràn lan trên mạng
Những tin đồn lan truyền trên mạng gây rất nhiều khó khăn cho các y bác sĩ trong việc khám và điều trị ung thư. Trong số 123.000 ca tử vong mỗi năm, không ít trường hợp từng tìm đến những liệu pháp 'lang băm' để điều trị.
BS Anh Tuấn (Bệnh viện K) cho biết “Ung thư dễ bị ảnh hưởng bởi các "tin đồn" bởi cơ chế bệnh sinh và việc điều trị ung thư rất phức tạp, đòi hỏi đa mô thức và kết hợp nhiều chuyên khoa. Căn bệnh này vẫn còn nhiều bí ẩn, những cơ chế chưa được làm sáng tỏ và nhiều bệnh cảnh chưa được nghiên cứu phương thức điều trị. Từ đó dẫn tới việc thường xuyên có các tin đồn sai về căn bệnh này, dẫn đến bệnh nhân bệnh ung thư dễ bị lợi dụng”
Các bác sĩ cũng cảnh giác hiện nay nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng các thông tin ngụy khoa học để trục lợi, kinh doanh trang thiết bị, dược phẩm không chính thống, không cấp phép, bệnh nhân cần tìm những nguồn thông tin chính thống để cung cấp kiến thức trong quá trình điều trị bệnh.
Nguồn: tuoitre.vn
https://tuoitre.vn/dung-chua-ung-thu-qua-tin-don-20220430154634258.htm
Thu Loan, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)