Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm báo nhanh ngày 04/05/2022


Thủ đô Thái Lan chuẩn bị chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu, Nhật Bản phát hiện đột biến mới trên chủng phụ BA.2 Omicron; Mỹ phát hiện hai biến chủng nCoV mới; Trí tuệ nhân tạo vào bệnh viện, bệnh nhân được gì?; Chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà như thế nào?...

THẾ GIỚI

1. Thủ đô Thái Lan chuẩn bị chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu, Nhật Bản phát hiện đột biến mới trên chủng phụ BA.2 Omicron

Đến sáng 4/5, thế giới có trên 514,47 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,26 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này

Bộ Y tế Thái Lan đã thông báo cho các nhà chức trách thủ đô Bangkok chuẩn bị chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu sau khi tỷ lệ lây nhiễm và tử vong giảm mạnh.

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện ra đột biến mới trên protein gai của biến thể phụ BA.2 thuộc biến thể Omicron ở cùng một vị trí giống với đột biến trên biến thể Delta. Nhóm nghiên cứu của Phó Giáo sư Hiroaki Takeuchi, trường Đại học Y tế và Nha khoa Tokyo, đã phát hiện ra đột biến trên khi phân tích ADN của các mẫu bệnh phẩm lấy từ 116 bệnh nhân đã chữa trị ở bệnh viện này trong vòng 3 tháng cho tới giữa tháng 4/2022.

Nguồn vtv.vn

https://vtv.vn/the-gioi/thu-do-thai-lan-chuan-bi-chuyen-sang-giai-doan-benh-dac-huu-nhat-ban-phat-hien-dot-bien-moi-tren-chung-phu-ba2-omicron-20220503201343097.htm

2. Châu Âu trước "dịch bệnh" béo phì liên quan cái chết của 1,2 triệu người

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được đưa ra vào ngày 3/5, gần 60% người dân châu Âu bị thừa cân hoặc béo phì.

Báo cáo của WHO mô tả béo phì giống như "dịch bệnh" vì tốc độ người gặp phải vấn đề này tăng nhanh với số lượng lớn. Số người béo phì ở châu Âu đã tăng 138% trong 5 thập kỷ qua và châu lục này hiện đang là nơi có tỉ lệ người lớn béo phì cao thứ hai chỉ sau châu Mỹ.

Theo tính toán của WHO, béo phì là nguyên nhân của ít nhất 13 loại ung thư khác nhau và có khả năng gây ra khoảng 200.000 ca ung thư mới mỗi năm.

Nguồn vtv.vn

https://vtv.vn/the-gioi/chau-au-truoc-dich-benh-beo-phi-lien-quan-cai-chet-cua-12-trieu-nguoi-20220504053913231.htm

3. Mỹ phát hiện hai biến chủng nCoV mới

Hai chủng phụ mới của Omicron là BA.4 và BA.5, được Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia báo cáo, có thể lây truyền nhanh hơn biến chủng “tàng hình" BA.2.

BA.4 và BA.5 xuất hiện lần đầu ở Nam Phi, được báo cáo ở Mỹ hôm 2/5, dường như có khả năng lây nhiễm cao hơn BA.2 (còn gọi là "Omicron tàng hình").

Theo Alex Sigal, giáo sư Viện Nghiên cứu Sức khỏe châu Phi ở Nam Phi, BA.4 và BA.5 có thể dẫn đến làn sóng lây nhiễm mới do khả năng trốn tránh miễn dịch từ tiêm chủng hoặc nhiễm bệnh tự nhiên trước đó.

Nguồn vnexpress.net

https://vnexpress.net/my-phat-hien-hai-bien-chung-ncov-moi-4459016.html

4. Nắng nóng khiến nhiều nơi như "đang sống trong địa ngục"

Khu vực Tây Bắc và miền Trung Ấn Độ cũng trải qua tháng 4 nóng nhất trong suốt 122 năm qua, theo thống kê của Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD), trong khi một thành phố ở tỉnh Sindh của Pakistan đã ghi nhận mức nhiệt 49 độ C vào ngày 30-4, một trong những "kỷ lục thế giới" đáng sợ nhất.

Nguồn nld.com

https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/nang-nong-khien-nhieu-noi-nhu-dang-song-trong-dia-nguc-20220503203250087.htm

VIỆT NAM

1. Sáng 4/5: Thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch COVID-19 sang quản lý bền vững

Sau gần 10 tháng, lần đầu tiên trong ngày, Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19; Ca mắc mới tiếp đà giảm mạnh. Tổ chức Y tế thế giới khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững...

Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 3/5, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 2.709 ca nhiễm mới, toàn bộ là trường hợp trong nước (giảm 413 ca so với ngày trước đó) tại 53 tỉnh, thành phố (có 1.653 ca trong cộng đồng). Như vậy có thể thấy tình hình dịch COVID-19 tiếp tục cho thấy chiều hướng tích cực khi số ca mắc.

 

Nguồn suckhoedoisong.vn

https://suckhoedoisong.vn/sang-4-5-thuc-hien-cac-bien-phap-chuyen-tiep-tu-phong-chong-dai-dich-covid-19-sang-quan-ly-ben-vung-169220503215752352.htm

 

2. Trí tuệ nhân tạo vào bệnh viện, bệnh nhân được gì?

Gần đây, nhiều bệnh viện đã phát triển các ứng dụng công nghệ, đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào áp dụng trong chữa bệnh. Người bệnh được tiết kiệm thời gian nhận kết quả, nhanh, gọn, hiệu quả hơn.

Sở Y tế TP.HCM khuyến khích các bệnh viện tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. Đặc biệt là các ứng dụng công nghệ thông tin trong khảo sát hài lòng người bệnh và trải nghiệm của người bệnh khi đến khám chữa bệnh. Có giải pháp phòng chống sự cố mất dữ liệu và thông tin bệnh viện, tổ chức diễn tập trong trường hợp mất dữ liệu do nhiều nguyên nhân như thiên tai, hỏa hoạn...

 

Nguồn tuoitre.vn

https://tuoitre.vn/tri-tue-nhan-tao-vao-benh-vien-benh-nhan-duoc-gi-20220503222450643.htm

3. Chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà như thế nào?

BSCK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) cho biết, hầu hết trẻ bị sốt xuất huyết mà không có triệu chứng nguy hiểm cần nhập viện thì có thể chăm sóc tại nhà. Bệnh này do siêu vi gây ra nên điều trị triệu chứng.

Nếu trẻ sốt thì uống paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, cách nhau 4-6 giờ khi sốt lại. Thông thường 3 ngày đầu, trẻ sẽ sốt cao. Do đó, uống thuốc hạ sốt chỉ cần giảm nhiệt độ so với trước khi uống là đủ. 

Không nên sốt ruột uống thuốc liên tục vì nguy cơ tổn thương gan. Hạn chế uống thuốc hạ sốt nhóm ibuprofen vì tăng nguy cơ xuất huyết trong giai đoạn nặng sau này.

Nguồn suckhoedoisong.vn

https://suckhoedoisong.vn/loi-ke-nhu-phim-ve-7-ngay-sinh-ton-cua-nguoi-phu-nu-bi-nga-xuong-vuc-o-yen-tu-169220504073600278.htm

 

4. Bùng phát thực phẩm nhà làm: Mua - bán dựa trên 'niềm tin'!

Thực phẩm nhà làm thường không được kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu, điều kiện chế biến, thời gian bảo quản ngắn..., vì vậy người tiêu dùng cần cẩn trọng khi lựa chọn những thực phẩm này.

Nhiều cửa hàng online chỉ để lại số điện thoại để liên lạc, không có địa chỉ cơ sở, hộ sản xuất. Thêm vào đó, đa số các mặt hàng thực phẩm khi giao đến tay khách hàng đều không có nhãn mác, không có nguồn gốc, không có ngày sản xuất, hạn sử dụng.

Ngoài ra, nếu trước đây các sản phẩm nhà làm, nhà trồng được cho là an toàn thì hiện nay việc bùng phát thực phẩm gọi là "nhà làm" để kinh doanh với quy mô, số lượng lớn thì vấn đề đặt ra là có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?

Nguồn m.thanhnien.vn

https://m.thanhnien.vn/bung-phat-thuc-pham-nha-lam-mua-ban-dua-tren-niem-tin-post1449289.html

Đình Lễ, Thùy Uyên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan