Điểm tin nhanh ngày 19/11/2022
Điểm tin nhanh ngày 19/11/2022
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trẻ em. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sốt cao, co giật? Việt Nam: vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên cần được can thiệp. WHO: mối đe dọa ngày càng tăng của tình trạng kháng thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác.
Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 19/11/2022
THẾ GIỚI
1. Giải quyết tình trạng kháng thuốc sốt rét mới nổi ở Châu Phi
Hôm nay, WHO đang đưa ra một chiến lược mới để đối phó với vấn đề cấp bách về kháng thuốc chống sốt rét ở Châu Phi. Chiến lược này được công bố trong Tuần lễ Nhận thức về Kháng sinh Thế giới , một chiến dịch toàn cầu hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về mối đe dọa ngày càng tăng của tình trạng kháng thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác.
Nguồn: vwho.int
2 . Dịch COVID-19 làm gia tăng số ca nhiễm siêu vi khuẩn
Dịch COVID-19 đang làm gia tăng số ca nhiễm siêu vi khuẩn tại châu Âu.
Theo đó, trong năm ngoái, các trường hợp nhiễm một số loại siêu vi khuẩn kháng thuốc đã tăng từ 20-50% so với mức trước đại dịch COVID-19.
Nguồn: vtv.vn
3. Nhật Bản áp dụng chính sách mới đối phó với COVID-19
Trước nguy cơ dịch COVID- 19 lây lan nhanh có thể gây ra tình trạng quá tải cho hệ thống y tế tại các địa phương, từ ngày 18/11, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chính sách mới để đối phó với dịch bệnh. Theo đó, cơ quan y tế của nước này sẽ sử dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội hay phát tờ rơi, khuyến khích người dân nhanh chóng đi tiêm chủng các mũi tăng cường phòng những biến thể mới
Nguồn: vtv.vn
4. WHO nhấn mạnh việc bỏ bê sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến gần một nửa dân số thế giới
Các bệnh răng miệng phổ biến nhất là sâu răng (sâu răng), bệnh nướu răng nghiêm trọng, mất răng và ung thư miệng. Sâu răng không được điều trị là tình trạng phổ biến nhất trên toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 2,5 tỷ người. Bệnh nướu răng nghiêm trọng - nguyên nhân chính gây mất răng toàn bộ_ ước tính sẽ ảnh hưởng đến 1 tỷ người trên toàn thế giới. Khoảng 380 000 trường hợp ung thư miệng mới được chẩn đoán hàng năm.
Nguồn: who.int
5. Ô nhiễm không khí khiến ngày càng nhiều trẻ em bị cao huyết áp
Những hạt bụi ô nhiễm mà trẻ em hít phải có thể xâm nhập vào máu, gây tổn thương niêm mạc, làm mạch máu cứng hơn. Tim sẽ cần bơm máu nhanh hơn, làm tăng nguy cơ cao huyết áp khi đến tuổi trưởng thành.
Nguồn: tuoitre.vn
VIỆT NAM
1. Sáng 19/11: Việt Nam đã tiêm hơn 263 triệu liều vaccine COVID-19, vẫn còn hàng hoạt tỉnh, thành tiêm chậm
Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay hơn 10,6 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi; hiện có 66 bệnh nhân nặng đang thở máy, oxy. Việt Nam đã tiêm hơn 263 triệu liều vaccine COVID-19, vẫn còn hàng hoạt tỉnh, thành tiêm chậm.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
2. Những lầm tưởng nguy hiểm của cha mẹ khi trẻ sốt cao, co giật
Nhiều người cho rằng, khi trẻ sốt cao, co giật nên đặt đũa hoặc ngón tay vào miệng để giữ cho trẻ thở và ngăn cắn vào lưỡi tuy nhiên điều này hoàn toàn không có tác dụng.
Nguồn: vietnamnet.vn
3. 1/5 trẻ vị thành niên Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần
Kết quả nghiên cứu “Điều tra sức khỏe tâm thần vị thành niên Việt Nam” do Viện Xã Hội học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam công bố ngày 18/11/2022 cho thấy: trong 12 tháng qua, 21,7% số trẻ vị thành niên Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong đó 3,3% đáp ứng các tiêu chí đối với một rối loạn.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
4. Tại sao gần đây nhiều trẻ bị ốm?
Khoảng từ tháng 6 - tháng 7 tới đến nay, các bệnh viện ghi nhận số lượng bệnh nhi tăng cao. Nguyên nhân nào dẫn đến năm nay trẻ con bị ốm nhiều như vậy?
Nguồn: vov.vn
Đình Lễ, Thùy Uyên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)