Điểm báo ngày 05/05/2022
Mỹ lo ngại biến thể phụ mới dễ lây lan của Omicron; Tìm thấy hạt vi nhựa trong cá khô ở nhiều nước châu Á; Thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Bộ Y tế đề xuất F0 đang cách ly tại nhà được dự thi; Những lưu ý không thể bỏ qua khi cấp cứu người ngạt nước, đuối nước…
THẾ GIỚI
1. Mỹ lo ngại biến thể phụ mới dễ lây lan của Omicron
Tính đến sáng 5/5, thế giới có hơn 514,7 triệu người mắc COVID-19, trong đó có 6,26 triệu trường
Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch bệnh, với hơn 83,24 triệu ca mắc, trong đó hơn 1 triệu ca tử vong. Mỹ hiện đang lo ngại về việc một biến thể phụ mới dễ lây lan của Omicron đang lan rộng trên cả nước trong bối cảnh số ca mắc ở nước này đang tăng trở lại. Theo dữ liệu được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố ngày 3/5, dòng phụ mới của Omicron được gọi là BA.2.12.1 đã gây ra 36,5% số ca mắc mới ở nước này trong tuần kết thúc vào ngày 30/4, tăng so với 26,6% một tuần trước đó và tăng so với 16,7% hai tuần trước đó.
Nguồn vtv.vn
https://vtv.vn/the-gioi/my-lo-ngai-bien-the-phu-moi-de-lay-lan-cua-omicron-20220504235236366.htm
2. Thượng Hải quyết phong tỏa đến khi không còn ca nhiễm Covid-19?
Giới chức Thượng Hải ngày 4.5 thông báo ghi nhận 4.982 ca nhiễm Covid-19 mới, giảm từ số ca 5.669 được công bố ngày trước đó, đánh dấu số ca nhiễm mới ở thành phố này của Trung Quốc giảm trong ngày thứ 13 liên tiếp, theo tờ South China Morning Post. Dù vậy, hiện vẫn không có chỉ dấu cho thấy tình trạng phong tỏa ở Thượng Hải đã kéo dài khoảng 5 tuần sẽ kết thúc sớm. Giới chức Thượng Hải gần đây tỏ dấu hiệu rằng biện pháp phong tỏa sẽ chỉ được tháo dỡ một khi không còn có ca nhiễm trong cộng đồng,
Nguồn m.thanhnien.vn
https://m.thanhnien.vn/thuong-hai-quyet-phong-toa-den-khi-khong-con-ca-nhiem-covid-19-post1455089.html
3. Tìm thấy hạt vi nhựa trong cá khô ở nhiều nước châu Á
Các hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong các sản phẩm cá khô trên khắp châu Á, trong đó có Trung Quốc và Nhật Bản, theo một nghiên cứu được Đại học Tôn Trung Sơn của Đài Loan (NSYSU) thực hiện.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng loại polymer nhiều nhất được tìm thấy trong các mẫu cá khô là polyethylene, vốn thường được sử dụng để sản xuất túi nhựa, chai và bình sữa.
"Nghiên cứu này rất quan trọng vì cá khô biển là một món ăn phổ biến ở các nước châu Á", trang Taiwan News dẫn lời giáo sư Hung, nhận định.
Nguồn tuoitre.vn
https://tuoitre.vn/tim-thay-hat-vi-nhua-trong-ca-kho-o-nhieu-nuoc-chau-a-20220504152050602.htm
4. Bộ lọc diệt 99,9% virus SARS-CoV-2 đầu tiên trên thế giới
Các nhà khoa học Hàn Quốc đã phát triển bộ lọc không khí dạng hạt có thể loại bỏ 99,9% virus gây bệnh cúm và virus SARS-CoV-2
Theo nghiên cứu, khi bộ lọc HEPA quang nhiệt được bức xạ bằng các điốt phát quang trong dải ánh sáng nhìn thấy được, không gây hại cho cơ thể con người và được làm nóng tới 60 độ C hoặc cao hơn trong vòng 10-15 giây, các tế bào virus và vi khuẩn sẽ bị giết chết.
Nguồn nld.com.vn
https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/bo-loc-diet-999-virus-sars-cov-2-dau-tien-tren-the-gioi-20220504191312246.htm
VIỆT NAM
1. Sáng 5/5: Hơn 9,3 triệu F0 ở Việt Nam đã khỏi; 15 tỉnh nào không ghi nhận ca COVID-19 mới?
Bộ Y tế cho biết, đến nay hơn 9,3 triệu người mắc COVID-19 ở Việt Nam đã khỏi bệnh, trong số các F0 đang điều trị còn 480 ca nặng; 15 tỉnh, thành không ghi nhận ca mắc COVID-19...
Xây dựng kế hoạch hành động, chuẩn bị nguồn lực chủ động ứng phó, sẵn sàng kịch bản đáp ứng kể cả khi xuất hiện biến chủng mới lây lan nhanh, nguy hiểm hơn; Tiếp tục rà soát các quy định hiện hành để điều chỉnh kịp thời, triển khai thống nhất; trước mắt tiếp tục rà soát, cập nhật, điều chỉnh các chính sách để phục vụ phục hồi và phát triển du lịch, mở cửa lại trường học các cấp an toàn; chuẩn bị các điều kiện tổ chức SEA Games lần thứ 31 an toàn, hiệu quả, thành công.
Nguồn suckhoedoisong.vn
https://suckhoedoisong.vn/sang-5-5-hon-93-trieu-f0-o-viet-nam-da-khoi-15-tinh-nao-khong-ghi-nhan-ca-covid-19-moi-169220504222651868.htm
2. Thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Bộ Y tế đề xuất F0 đang cách ly tại nhà được dự thi
Theo Bộ Y tế, thí sinh là F0 đang cách ly tại nhà có nguyện vọng thi tốt nghiệp THPT năm 2022, phải có đơn xin dự thi và ký xác nhận đồng ý của phụ huynh hoặc người giám hộ, trong đó thí sinh cam kết thực hiện nghiêm phòng, chống dịch COVID-19. Hội đồng thi tổ chức thi riêng cho thí sinh...
Nếu thí sinh là F0 đang được theo dõi, cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú trong thời gian diễn ra kỳ thi sẽ được xét đặc cách tốt nghiệp THPT. Trường hợp thí sinh có nguyện vọng dự thi, phải có đơn xin dự thi của thí sinh và ký xác nhận đồng ý của phụ huynh học sinh hoặc người giám hộ, trong đó có nội dung thí sinh cam kết thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Nguồn suckhoedoisong.vn
https://suckhoedoisong.vn/thi-tot-nghiep-thpt-nam-2022-bo-y-te-de-xuat-f0-dang-cach-ly-tai-nha-duoc-du-thi-169220504235638587.htm
3. Giảm béo, đừng để tăng cân trở lại
5 năm trở lại đây, số người thừa cân béo phì ở Việt Nam tăng 38%. Nhiều người giảm cân bằng áp dụng các chế độ ăn kiêng khác nhau nhưng có tới 95% bị tăng cân trở lại
Tình trạng béo phì đang ngày càng gia tăng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. BSCK2 Nguyễn Thiện Nhân, Khoa Ung Bướu và Y học hạt nhân - BV Nhân Dân 115 TP HCM, cảnh báo béo phì không chỉ gây các bệnh lý về huyết áp, tim mạch... mà còn là yếu tố nguy cơ của 13 loại ung thư. Người béo phì có nguy cơ tăng 1,5-2 lần mắc ung thư nội mạc tử cung, ung thư biểu mô thực quản, ung thư các vùng tâm vị ở dạ dày, ung thư gan... Đối với những bệnh lý lành tính như u màng não, người béo phì có nguy cơ mắc bệnh này tăng lên 50%
Nguồn nld.com.vn
https://nld.com.vn/suc-khoe/giam-beo-dung-de-tang-can-tro-lai-20220504191104982.htm
4. Nam thanh niên rơi vào hôn mê sau khi uống thuốc điều trị COVID-19 tự mua
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa cấp cứu nam bệnh nhân bị ngộ độc, sau khi uống một loại thuốc truyền miệng điều trị COVID-19.
Theo gia đình bệnh nhân D.A.T. (17 tuổi, trú tại Đông Triều Quảng Ninh) chia sẻ, sáng ngày 1/5, phát hiện bệnh nhân bị mắc COVID-19. Nghe một số người mách, uống loại thuốc có tiếng nước ngoài sẽ kháng được virus nên đã tìm mua về sử dụng.
Sau khi uống được 15 phút, bệnh nhân có biểu hiện lơ mơ, sau đó hôn mê, gọi hỏi không biết. Người nhà nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cấp cứu tại Khu điều trị COVID-19, Bệnh viện Việt Nam
Nguồn vtv.vn
https://vtv.vn/suc-khoe/nam-thanh-nien-roi-vao-hon-me-sau-khi-uong-thuoc-dieu-tri-covid-19-tu-mua-20220504225512948.htm
5. Những lưu ý không thể bỏ qua khi cấp cứu người ngạt nước, đuối nước
Mới chỉ vào đầu mùa hè mà trên cả nước đã liên tiếp ghi nhận các vụ đuối nước thương tâm, nạn nhân chủ yếu là trẻ em.
- Nếu nạn nhân còn tỉnh và giãy giụa dưới nước, cần khẩn trương tìm cách đưa họ lên bờ. Nếu không biết bơi ta phải tìm khúc gỗ, phao… ném xuống cho họ bám vào để lên bờ hoặc chạy ngay đi tìm người có khả năng đến cứu.
- Tuyệt đối không nhảy xuống nước nếu không biết bơi. Vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì với được, kể cả người cứu nạn. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh dưới nước (chỉ xuống cứu khi người cứu biết bơi). Nếu không thì gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền để ra cứu.
Nguồn suckhoedoisong.vn
https://suckhoedoisong.vn/nhung-luu-y-khong-the-bo-qua-khi-cap-cuu-nguoi-ngat-nuoc-duoi-nuoc-169220503082526591.htm
Đình Lễ, Thùy Uyên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)