Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 11/05/2022


Chỉ 10% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện sớm, nguyên nhân mắc bệnh chủ yếu do thói quen uống bia rượu, viêm gan chuyển hóa thành ung thư, lối sống không khoa học; Thông tin mới nhất về 'thuốc giả Molnupiravir phát hiện tại Thụy Sĩ trên nhãn có thông tin tiếng Việt'

Đến sáng 11/5, thế giới có trên 518,21 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,27 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này; Mũi vaccine thứ tư cung cấp mức kháng thể cao rõ rệt so với liều thứ ba; Việt Nam sáng 11/5 cả nước còn 363 F0 nặng; 3 trường hợp sai thông tin tiêm chủng vaccine COVID-19 được điều chỉnh; Những điều cần biết về viêm gan bí ẩn ở trẻ ...

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 11/5/2022

 

THẾ GIỚI

1. M thúc đẩy phát trin vaccine COVID-19 thế h th hai, 3 biến th ph ca Omicron lây lan nhanh hơn và nh hưởng đến phi

Đến sáng 11/5, thế giới có trên 518,21 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,27 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Kể từ khi cấp phép sử dụng khẩn cấp cho 3 loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên cách đây hơn một năm, đến nay tại Mỹ không có thêm vaccine nào được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên điều đó sẽ sớm thay đổi. Hơn 40 ứng cử viên vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng ở Mỹ, sử dụng một số phương pháp tiếp cận khác nhau để bảo vệ người dân tránh lây nhiễm COVID-19.

Tháng 4, các nhà khoa học Nam Phi đã xác định hai dòng phụ BA.4 và BA.5 tại quốc gia này và tiến hành các thí nghiệm, rút ra kết luận rằng những người đã nhiễm biến thể Omicron vẫn có thể tái mắc COVID-19 do nhiễm các dòng phụ BA.4 và BA.5. Theo các chuyên gia y tế, sự thay đổi trong đột biến gene của virus là nguyên nhân khiến gia tăng tốc độ lây lan của virus, trong đó lưu ý rằng virus có thể xâm nhập vào tế bào của phổi, gây ra nhiễm trùng tương tự biến thể Delta. Trong khi đó, một số báo cáo khoa học khác có nội dung cho rằng các biến thể phụ này thậm chí có thể né tránh tác dụng của vaccine.

Nguồn: vtv.vn

 

2.WHO nêu bt nhng l hng trong quy định tiếp th rượu qua biên gii

Trên toàn thế giới, 3 triệu người chết mỗi năm do sử dụng rượu có hại, cứ 10 giây lại có một người chết, chiếm khoảng 5% tổng số ca tử vong. Số ca tử vong liên quan đến rượu xảy ra ở những người trẻ tuổi với 13,5% tổng số ca tử vong ở những người 20–39 tuổi có liên quan đến rượu.

Một báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh việc sử dụng ngày càng nhiều hình thức tiếp thị trực tuyến đối với việc quảng cáo rượu. Trong đó, những người trẻ tuổi và những người nghiện rượu nặng ngày càng bị nhắm đến bởi quảng cáo rượu, thường là gây hại cho sức khỏe của họ. Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: “Bất chấp những rủi ro rõ ràng đối với sức khỏe, việc kiểm soát việc tiếp thị rượu còn nhiều yếu kém. Quy định tiếp thị rượu tốt hơn, được thực thi tốt và nhất quán hơn sẽ có thể cải thiện và cứu sống những người trẻ tuổi trên toàn thế giới. ”

Nguồn: who.int

 

3.Mũi vaccine th tư cung cp mc kháng th cao rõ rt so vi liu th ba

Một nhóm các nhà khoa học do Đại học Southampton (Anh) thực hiện nghiên cứu cho khoảng 166 người đã tham gia nghiên cứu và cung cấp mẫu máu, theo đó các nhà khoa học có thể kiểm tra nồng độ kháng thể trong máu. Kết quả cho thấy, mức độ kháng thể giảm dần trong khoảng thời gian giữa lần tiêm thứ ba và mũi vaccine thứ tư. Tuy nhiên, hai tuần sau khi tiêm mũi thứ tư, mức độ kháng thể tăng cao hơn, thậm chí tăng đáng kể so với mức được ghi nhận sau liều thứ ba. Cụ thể, những người tham gia nghiên cứu có mức kháng thể trong máu cao hơn 12 đến 16 lần trong hai tuần sau khi họ tiêm mũi thứ tư.

Nguồn: vtv.vn

 

4.Các địa phương Thái Lan lên kế hoch phc hi hu đại dch

Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchanacho cho biết chỉ đạo của Thủ tướng Prayuth được đưa ra sau khi Bộ Y tế Công cộng hạ mức cảnh báo COVID-19 trên toàn quốc từ cấp 4 xuống cấp 3. Hiện 23/76 địa phương ở Thái Lan đã cơ bản kiểm soát dịch bệnh COVID-19, trong khi 53 tỉnh, thành còn lại đang ghi nhận xu hướng giảm rõ rệt về số ca nhiễm mới. Theo ông Thanakorn, Thủ tướng Thái Lan đã yêu chính quyền các địa phương cần khẩn trương đề ra các kế hoạch, chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội hậu đại dịch COVID-19.

Nguồn: vov.vn

 

VIỆT NAM

1.Sáng 11/5: C nước còn 363 F0 nng; 3 trường hp sai thông tin tiêm chng vaccine COVID-19 được điu chnh

Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 9,32 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi bệnh; Cả nước chỉ còn 363 F0 nặng đang điều trị; 3 trường hợp sai thông tin tiêm chủng vaccine COVID-19 được điều chỉnh trong quy trình 'làm sạch' dữ liệu tiêm chủng. Cụ thể, việc 'làm sạch' dữ liệu tiêm chủng COVID-19 được thực hiện khi thuộc một trong 3 trường hợp sau: Không có số Chứng minh nhân dân (CMND)/Căn cước công dân (CCCD); Sai định dạng số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; Sai thông tin cá nhân cơ bản như: số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

 

2.'Ch 10% bnh nhân ung thư gan được phát hin sm'

Bác sĩ Đỗ Anh Tú, Phó giám đốc Bệnh viện K, cho biết chỉ 10% bệnh nhân ung thư gan đi khám sớm và được điều trị triệt để. Nguyên nhân mắc bệnh chủ yếu do thói quen uống bia rượu, viêm gan chuyển hóa thành ung thư, lối sống không khoa học. Tuy nhiên, đa số trường hợp không đi khám sàng lọc, chỉ đi điều trị khi có khối u lớn. Lúc này, bệnh đã ở giai đoạn muộn, khó chữa trị, nguy cơ tử vong lớn.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho rằng cần nâng cao nhận thức cộng đồng, phát hiện sớm bệnh. Ngành y tế nâng cao năng lực chuyên môn y tế, tăng cường khả năng tiếp cận của bệnh nhân với các liệu pháp điều trị phù hợp nhất ở từng giai đoạn, nhằm tạo hiệu quả tốt hơn trong phòng và điều trị ung thư gan.

Nguồn: vnexpress.net

3.Thông tin mi nht v 'thuc gi Molnupiravir phát hin ti Thy Sĩ trên nhãn có thông tin tiếng Vit'

Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bình Dương về Bộ Y tế ngày 10/5 liên quan đến thông báo của Cục Quản lý Dược về việc "Văn phòng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam gửi cảnh báo khẩn từ tổng hành dinh WHO liên quan đến thuốc giả Molnupiravir phát hiện tại Thụy Sĩ trên nhãn có thông tin tiếng Việt" cho biết, ngày 6/5/2022, Sở Y tế đã phối hợp với công an tỉnh Bình Dương (Phòng PC03 và Phòng PC05) kiểm tra, xác minh, truy tìm nguồn gốc xuất xứ của thuốc giả Molnupiravir trên địa bàn TP Thuận An. Qua xác minh trên địa bàn TP Thuận An, tỉnh Bình Dương, cơ quan chức năng không tìm thấy địa chỉ công ty sản xuất "thuốc giả Molnupiravir phát hiện tại Thụy Sĩ ghi sản xuất tại Bình Dương". Sở Y tế tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, xác minh truy tìm nguồn gốc xuất xứ thuốc giả nêu trên, khi phát hiện các tổ chức, các nhân có dấu hiệu vi phạm sẽ chuyển đến cơ quan có chức năng xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

4.Nhng điu cn biết v viêm gan bí n tr em

Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Tiến Trung, chuyên khoa Gan mật, Trung tâm Nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết gần đây nhiều quốc gia ghi nhận hàng loạt trường hợp viêm gan cấp tính nặng ở trẻ em trước đó khỏe mạnh. Triệu chứng ở giai đoạn khởi phát là đau bụng, tiêu chảy, nôn ói…, sau đó là giai đoạn toàn phát với vàng mắt, vàng da, tiểu sậm màu, viêm gan nặng (men gan tăng rất cao). 10% trường hợp cần phải ghép gan và một số trẻ đã tử vong. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của căn bệnh này. Trước tình hình hiện tại, các bậc cha mẹ cần nắm rõ các triệu chứng này và đưa con em đến cơ sở y tế chuyên khoa khám ngay khi có biểu hiện nghi ngờ, nhất là khi có vàng mắt vàng da, tiểu sậm màu xuất hiện.

Nguồn: thanhnien.vn

 

Thu Loan, Thy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan