Quản Cáo  Topbanner

Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home2/hcdcvna2/public_html/lib/redDirectory.php on line 98

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 05/01/2023


TP.HCM chưa phát hiện biến thể phụ XBB.1.5; Phổi trắng xóa do uống corticoid chữa cúm; Bánh chưng cắt phần bị mốc còn ăn được không?

Tăng kỷ lục số ca mắc cúm gia cầm tại Nhật Bản; Phát hiện nhóm máu gây nguy cơ đột quỵ sớm; Trung Quốc công bố dữ liệu COVID-19, không có biến chủng mới.

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 05/01/2023

THẾ GIỚI

1. Tăng kỷ lục số ca mắc cúm gia cầm tại Nhật Bản

ố ca mắc cúm gia cầm tại Nhật Bản đã tăng lên mức cao kỷ lục sau khi các ca mắc mới được xác nhận tại các tỉnh Chiba và Fukuoka.

Bộ Nông Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản ngày 3/1 cho biết, tính đến ngày hôm qua, tổng cộng có 54 ca mắc cúm gia cầm được xác nhận tại 23 tỉnh của Nhật Bản. Tại một trang trại gia cầm ở tỉnh Chiba, miền Đông Nhật Bản, gần thủ đô Tokyo, 1 ca cúm gia cầm được xác nhận thông qua xét nghiệm gen khiến khoảng 10 nghìn con gà tại địa điểm này bị tiêu hủy.

Nguồn: vtv.vn

2. Phát hiện nhóm máu gây nguy cơ đột quỵ sớm

Trung Quốc đã gửi dữ liệu trình tự gene của hàng trăm ca mắc COVID-19 gần đây lên cơ sở dữ liệu quốc tế GISAID, trước cuộc họp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Nguồn: vnexpress.net

 

3. Trung Quốc công bố dữ liệu COVID-19, không có biến chủng mới

Theo báo South China Morning Post, dữ liệu nói trên được thu thập từ các địa điểm khác nhau của Trung Quốc gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng Châu, Tứ Xuyên, Chiết Giang và Nội Mông.

Dữ liệu được Trung Quốc gửi lên cơ sở dữ liệu quốc tế GISAID trong kỳ nghỉ năm mới vừa qua. GISAID là nơi các nhà khoa học quốc tế chia sẻ dữ liệu về bộ gene của vi rút để giám sát các biến chủng.

Nguồn: tuoitre.vn

VIỆT NAM

1. TP.HCM chưa phát hiện biến thể phụ XBB.1.5

Sự xuất hiện nhiều biến thể mới của Omicron là không ngoài dự báo của các chuyên gia dịch tễ học. Việc thông tin cho người dân về những biến thể này cần sự chính xác để tránh tạo tâm lý hoang mang, lo lắng quá mức nhưng cũng không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch.

Sở Y tế nhận được thông báo kết quả giải trình tự gene từ Tổ chức OUCRU (Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford), theo đó, đã phát hiện 03/52 mẫu phết họng (từ người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM) có biến thể XBB trong tháng 12/2022, theo kết quả này, chiếm ưu thế vẫn là biến thể BA.2.75. Bên cạnh đó, hệ thống giám sát biến thể SARS-CoV-2 từ cộng đồng trên địa bàn Thành phố (do HCDC phối hợp với Viện Pasteur TP.HCM thực hiện) ghi nhận có 03 mẫu là biến thể XBB, xuất hiện vào trung tuần tháng 11/2022, chiếm ưu thế vẫn là biến thể BA.2.75. Cả 2 hệ thống giám sát tại bệnh viện và tại cộng đồng của TP.HCM đều chưa phát hiện biến thể XBB.1.5

Nguồn: medinet.gov.vn

 

2. Phổi trắng xóa do uống corticoid chữa cúm

Trong đợt dịch cúm và sốt xuất huyết năm nay, Trung tâm Hồi sức tích cực tiếp nhận rất nhiều ca nhiễm virus nguy kịch, đồng thời bội nhiễm thêm vi khuẩn đa kháng thuốc (tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, phế cầu...) dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. Một số ca phải can thiệp ECMO dài ngày, mặc dù sống sót nhưng để lại hậu quả tổn thương lâu dài.

"Khi có bệnh nên đến bác sĩ để khám và sử dụng thuốc đúng theo chỉ định. Không được tự ý mua và sử dụng thuốc hoặc mua theo đơn cũ, theo mách bảo của người khác", bác sĩ Nguyễn Bá Cường, Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết

Nguồn: vnexpress.vn

3. Bánh chưng cắt phần bị mốc còn ăn được không?

Bánh chưng ngon và bổ dưỡng, nhưng đã bị chua, mốc, ăn vào sẽ nguy hiểm. Ngoài ra, người dân cũng cần thận trọng với phẩm khác như bánh kẹo, mứt, lương thực bị nhiễm nấm mốc.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết nói đến ngộ độc thức ăn, người ta thường chỉ nghĩ đến chất độc có trong thực phẩm và vai trò của các vi khuẩn gây bệnh, ít đề cập đến nấm mốc và độc tố của chúng. Sự thật là các bệnh do độc tố nấm gây ra không nhỏ.

Hiện nay, khoa học đã chứng minh nếu ăn phải những thức ăn nhiễm nấm mốc, chúng ta cũng có thể mắc bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể xảy ra ở dạng ngộ độc cấp tính, song phần lớn là ngộ độc mạn tính do cơ thể tích lũy dần những lượng nhỏ nấm mốc và độc tố nấm.

Nguồn: zingnews.vn

Bánh chưng mốc, hỏng do để lâu sau Tết có thể gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Thu Loan, Bá Trình - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp


Câu hỏi liên quan