Điểm tin nhanh ngày 15/05/2022
Áp lực học và thi cử khiến học sinh căng thẳng và bị stress ngày càng nhiều hơn. Nhất là thời điểm "chạy" nước rút để tiến dần đến các kỳ thi cuối năm học trở thành gánh nặng. Áp lực này sẽ khiến trẻ mắc nhiều bệnh lý không đáng có. Phụ huynh cần theo dõi sát sao để nhận biết bệnh ở trẻ và đưa trẻ đi khám kịp thời.
Đến sáng ngày 15/5 dịch COVID-19 đang hoành hành ở 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm virus cho hơn 520,6 triệu người và cướp đi mạng sống của hơn 6,2 triệu bệnh nhân. Việt Nam đến nay cả nước còn 340 ca COVID-19 nặng; Trẻ không chịu ăn rau, dùng hoa quả thay thế có tốt?...
Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 15/5/2022
THẾ GIỚI
1.Ca nhiễm Omicron tăng ở Nam Phi, Thủ tướng New Zealand mắc Covid-19
Đến sáng ngày 15/5 dịch COVID-19 đang hoành hành ở 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm virus cho hơn 520,6 triệu người và cướp đi mạng sống của hơn 6,2 triệu bệnh nhân. Số hồi phục đạt hơn 475,2 triệu trường hợp. Trong đó, khoảng ba tuần nay, số ca nhiễm mới và nhập viện do COVID-19 đã tăng lên ở Nam Phi, nhưng số ca trở nặng hay tử vong thì vẫn vậy. Số ca nhiễm mới chủ yếu đến từ hai biến thể BA.4 và BA.5 của chủng Omicron.
Theo hãng tin AP, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern hôm 14/5 đã được phát hiện mắc Covid-19 sau khi tiến hành xét nghiệm. bà Ardern được phát hiện có những triệu chứng nghi nhiễm bệnh vào tối hôm 13/5. Dự kiến, Thủ tướng New Zealand sẽ phải tuân thủ việc cách ly cho đến sáng ngày 21/5 tới.
Nguồn: vietnamnet.vn
2.WHO: Vaccine ngừa COVID-19 có thể hoàn toàn suy giảm hiệu quả theo thời gian
Bà Soumya Swaminathan - Trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế thế giới: "Sau khi mắc COVID-19, mọi người sẽ có phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên mỗi người lại có phản ứng miễn dịch khác nhau và nó phụ thuộc vào việc bạn bị nhiễm COVID-19 nhẹ hay nặng. Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy, những người bị nhiễm COVID-19 rất nhẹ hoặc không có triệu chứng sẽ có mức kháng thể rất thấp. Vì vậy, đây là lý do tại sao chúng tôi vẫn khuyến cáo rằng ngay cả khi bạn đã bị nhiễm COVID-19, bạn vẫn nên tiếp tục tiêm vaccine, vì vaccine sau đó đóng vai trò như một chất tăng cường hệ miễn dịch".
Ông Ashish Jha - Điều phối viên ứng phó COVID-19 của Nhà Trắng: "Phản ứng miễn dịch nhờ tiêm vaccine hay sau khi nhiễm COVID-19 suy giảm theo thời gian. Điều này kết hợp một loại virus đang trở nên dễ lây lan hơn, nếu chúng ta không có đủ nguồn lực để xây dựng lại bức tường miễn dịch đó bằng các mũi tiêm tăng cường, với thế hệ vaccine mới, thì tôi nghĩ rằng người dân Mỹ, cũng như người dân của các nước khác trên thế giới sẽ vẫn dễ bị tổn thương trước virus SARS-CoV-2".
Nguồn: vtv.vn
3.Nguy cơ biến thể Delta xuất hiện trở lại ở Đức
Biến thể Delta có thể xuất hiện trở lại và người dân Đức cần cảnh giác trong mùa Hè này. Đây là cảnh báo của Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach. Ông Lauterbach kêu gọi người dân tiếp tục cẩn trọng, thực hiện các biện pháp phòng dịch hiệu quả, trong đó có đeo khẩu trang khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, tàu điện, máy bay.
Nguồn: vtv.vn
4.Triều Tiên: 42 ca tử vong vì COVID-19, hơn 820.000 người có triệu chứng sốt
Triều Tiên cho biết hiện nước này đã ghi nhận tổng cộng 42 trường hợp tử vong vì COVID-19, và số người có triệu chứng sốt đã lên 820.620. Tất cả các tỉnh, thành phố và quận của cả nước đã bị phong tỏa hoàn toàn và các đơn vị làm việc, đơn vị sản xuất và đơn vị dân cư đóng cửa từ sáng 12-5 và việc xét nghiệm nghiêm ngặt và chuyên sâu đối với tất cả người dân đang được tiến hành.
Nguồn: plo.vn
VIỆT NAM
1.Sáng 15/5: Chi tiết 340 ca COVID-19 nặng đang điều trị; Nâng cấp dòng phụ BA.4 và BA.5 thành 'biến thể đáng lo ngại'
Theo Bộ Y tế đến nay cả nước còn 340 ca COVID-19 nặng; Bộ Y tê yêu cầu tiếp tục phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa trường hợp chuyển biến nặng, tử vong; Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu nâng cấp dòng phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron lên thành "biến thể đáng lo ngại".
Nguồn: suckhoedoisong.vn
2.Học sinh bị stress, đau dạ dày vào mùa thi: Làm gì để nhận biết và vượt qua?
Khi thấy con có dấu hiệu lạ như ngủ lâu hoặc ít ngủ, cáu giận, bực bội, ăn uống thất thường, dễ khóc, tập trung kém, mệt mỏi... phụ huynh cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đi khám kịp thời. Bên cạnh đó cần nhận biết biểu hiện của đau dạ dày chủ yếu là những cơn đau bụng, không dữ dội mà âm ỉ, giống như giả vờ một lúc là hết. Phụ huynh thường hay chủ quan nghĩ rằng đau do rối loạn tiêu hóa, đau bụng giun… nên bệnh được phát hiện muộn. Nếu kéo dài trên 3 tháng mà không được chẩn đoán và điều trị có thể sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa… Phụ huynh cần giúp trẻ có thói quen sinh hoạt học tập, ăn uống, ngủ nghỉ khoa học để phòng tránh những nguy cơ gây hại đến sức khoẻ...
Nguồn: suckhoedoisong.vn
3.Trẻ không chịu ăn rau, dùng hoa quả thay thế có tốt?
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, cho biết, rau xanh và quả chín là một phần trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, việc cho trẻ không ăn rau xanh và ăn hoa quả để thay thế là không hợp lý. Tình trạng này nếu diễn ra trong một vài bữa, một hai ngày có thể được nhưng thực hiện thường xuyên, thay thế hẳn khẩu phần rau hàng ngày tuyệt đối không nên. Theo khuyến nghị của WHO, rau xanh và quả chín phải được thực hiện đồng thời và lượng rau xanh ăn vào phải nhiều hơn hoa quả chín. Cũng theo khuyến nghị tại nhiều quốc gia, một người trưởng thành mỗi ngày cần 5 đơn vị rau xanh và hoa quả.
Nguồn: vietnamnet.vn
4. Tập luyện thể thao một ngày bao nhiêu thời gian là đủ?
Thể dục thể thao, rèn luyện, vận động để có sức khỏe là rất tốt. Thế nhưng không có nghĩa là tập ngày tập đêm. Trung bình, người trưởng thành, có sức khỏe bình thường mỗi ngày nên luyện tập 30 – 45 phút đều đặn. Các trường hợp tập nhiều hơn mức trung bình được coi là vận động, rèn luyện quá sức
Vì nếu rèn luyện, vận động quá sức, bạn sẽ gặp những hậu quả không mong muốn về sức khỏe như: ảnh hưởng đến hệ tim mạch, suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp. Khi bạn xác định rèn luyện hay chơi 1 môn thể thao nào trước hết hãy xác định mục đích, chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe. Người tập nên kiên trì, bền bỉ.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Thu Loan, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)