Điểm tin nhanh ngày 03/01/2023
Nhiều người nhập viện vì pháo tự chế phát nổ; Gia tăng ứng dụng công nghệ trong y tế: Tiện lợi cho chăm sóc sức khỏe; Lạm dụng tai nghe: Coi chừng điếc vĩnh viễn
Rượu bia ảnh hưởng thế nào đến não người say; Người Trung Quốc lạc quan với kế hoạch mở cửa lại sau dịch COVID-19; Cảnh báo về biến thể làm tăng nguy cơ bùng phát đợt dịch Covid-19 mới
Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 03/01/2023
THẾ GIỚI
1. Rượu bia ảnh hưởng thế nào đến não người say
Theo Jodi Gilman, giáo sư tâm thần học tại Trường Y Harvard, giám đốc khoa học thần kinh của Trung tâm Thuốc gây nghiện, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, giống với bất kỳ loại chất gây nghiện nào khác, rượu ảnh hưởng đến não bộ.
Ethanol trong đồ uống có cồn thấm vào tế bào và não bộ trong vài phút sau khi dùng. Nó có tác dụng lan rộng trong não. Không giống với những chất gây nghiện hoặc kích thích có tác động lên các thụ thể cụ thể, rượu là một chất có thể đi khắp não. Điều này cũng khiến việc nghiên cứu về tác động của rượu trở nên khó khăn hơn, Jessica Weafer, nhà tâm lý học tại Đại học Kentucky, cho biết.
Nguồn: vnexpress.vn
2. Người Trung Quốc lạc quan với kế hoạch mở cửa lại sau dịch COVID-19
Người dân tại các thành phố lớn ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải hay Vũ Hán đã trở lại cuộc sống bình thường, với niềm tin nền kinh tế sẽ khởi sắc khi ngày càng nhiều người khỏi COVID-19.
Nguồn: tuoitre.vn
3.Cảnh báo về biến thể làm tăng nguy cơ bùng phát đợt dịch Covid-19 mới
Theo dữ liệu gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, một phiên bản mới của Omicron đang chiếm ưu thế ở nước này. Nhánh phụ của Omicron có tên là XBB.1.5, đã làm dấy lên lo ngại về làn sóng Covid-19 mới sau đợt nghỉ lễ.
Nguồn: vietnamnet.vn
VIỆT NAM
1. Nhiều người nhập viện vì pháo tự chế phát nổ
Các bệnh viện liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhân trẻ 15-20 tuổi bị tai nạn do pháo nổ, hầu hết bỏng độ 3-4 ở vùng đầu, mặt, cổ, thân, phải thở máy.
Các bác sĩ cho biết cuối năm tai nạn do pháo tăng cao, chủ yếu ở trẻ vị thành niên, từ 15 đến 20 tuổi. Nhà nước đã cấm, song trẻ lại thích tự chế pháo dẫn đến nổ, cháy. "Pháo được chế tạo khá dễ dàng, chỉ cần một video hướng dẫn và một số linh kiện là lắp ráp được. Tuy nhiên độ rủi ro rất cao, dễ phát nổ", bác sĩ Minh nói. Thành phần của pháo là hóa chất có tính dễ bắt cháy, khó dập lửa, thường gây bỏng nặng. Một số trường hợp bị ngộ độc khí từ các chất cháy (lưu huỳnh, phot pho...), tuy nhiên xét nghiệm rất khó phát hiện.
Nguồn: vnexpress.vn
2. Gia tăng ứng dụng công nghệ trong y tế: Tiện lợi cho chăm sóc sức khỏe
Số lượng ứng dụng y tế tăng nhanh trong thời gian qua (eNcounter, eDoctor, Miss AI Medical, DrCare…) nhằm cung cấp thêm nhiều dịch vụ cho người dân như tham vấn bác sĩ, đặt lịch khám chữa bệnh, mua thiết bị y tế, thuốc men...
Nguồn: sggp.org.vn
3. Lạm dụng tai nghe: Coi chừng điếc vĩnh viễn
Đeo tai nghe thường xuyên với âm lượng lớn có nguy cơ bị viêm tai giữa, thủng màng nhĩ, giảm thính lực, thậm chí điếc và khi đã điếc thì không thể hồi phục
Nguồn: nld.com.vn
Thu Loan, Bá Trình - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)