Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 24/10/2022


Điểm tin nhanh ngày 24/10/2022

Vì sức khỏe và tính mạng của bản thân, chỉ nên truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ và truyền tại cơ sở y tế có đủ điều kiện cấp cứu.

Người dân các nước cần tiếp tục cảnh giác với dịch COVID-19 khi các biến thể mới tiếp tục được phát hiện. Mỗi năm, ước tính có khoảng 1 triệu người chết vì nhiễm độc chì. Vật vã, lừ đừ; đau bụng nhiều; nôn ói nhiều; gan to và đau; chảy máu chân răng, mũi... là các dấu hiệu cảnh báo bệnh Sốt xuất huyết chuyển nặng.

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 24/10/2022

 

THẾ GIỚI

1.Toàn bộ châu Âu dỡ bỏ hạn chế phòng dịch, WHO cảnh báo COVID-19 vẫn là mối đe dọa tiềm tàng

Đến sáng 24/10, thế giới có trên 632,86 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,582 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này. Báo cáo mới nhất của WHO cho biết, kể từ khi COVID-19 lây lan mạnh vào năm 2020, khu vực Tây Thái Bình Dương đã có hơn 92 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 270.000 ca tử vong. Ông Olowokure cho rằng số ca mắc mới giảm tại nhiều nước là do mức độ bao phủ vaccine cao và người dân các nước cần tiếp tục cảnh giác với dịch bệnh khi các biến thể mới tiếp tục được phát hiện.

Nguồn: vtv.vn

 

2.Gần 1 triệu người chết hàng năm do nhiễm độc chì, nhiều trẻ em bị ảnh hưởng sức khỏe lâu dài hơn

Mỗi năm, ước tính có khoảng 1 triệu người chết vì nhiễm độc chì. Hàng triệu người khác, trong đó có nhiều trẻ em, tiếp xúc với hàm lượng chì thấp gây ra các vấn đề sức khỏe suốt đời, bao gồm thiếu máu, tăng huyết áp, nhiễm độc miễn dịch và độc tính đối với cơ quan sinh sản. Các tác động thần kinh và hành vi của chì có thể không thể đảo ngược. WHO khuyến cáo rằng nên xác định nguồn gốc của phơi nhiễm chì và thực hiện các hành động để giảm và chấm dứt phơi nhiễm đối với tất cả những người có mức chì trong máu trên 5ug/dl. Không có mức phơi nhiễm chì an toàn, gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em.

Nguồn: who.int

 

3.10 điều quan trọng độ tuổi 50 cần phải làm

Có 10 điều bạn phải làm khi bước vào lứa tuổi này, gồm: 1. Thay đổi chế độ ăn để duy trì sự nhạy bén của não; 2. Ngồi ít, đi nhiều để năng cao tâm trạng; 3. Tiêm ngừa cúm và viêm phổi; 4. Phơi nắng và tiêu thụ nhiều canxi để bảo vệ xương; 5. Tập tạ để xây dựng khối cơ; 6. Chú ý đến cân nặng, uống nhiều nước để ngăn ngừa viêm khớp; 7. Tập thể dục 30 phút và bỏ thuốc lá để cứu trái tim; 8. Bắt đầu bảo vệ da vẫn chưa muộn; 9. Khám mắt thường xuyên; 10. Làm các xét nghiệm

Nguồn: thanhnien.vn

 

VIỆT NAM

1.Truyền dịch tại nhà, hiện hữu nguy cơ gây sốc

Khi bị mệt mỏi, ăn không ngon miệng, không ít người muốn truyền dịch như giải pháp bổ sung dinh dưỡng thay thế. Tuy nhiên, việc truyền dịch không hề đơn giản. Thực tế lâm sàng có không ít ca bệnh phải đi cấp cứu. Theo BS. Hoàng Thị Cúc - Trung tâm bác sĩ gia đình Hà Nội, dù là truyền dịch loại nào cũng cần có chỉ định của bác sĩ. Tùy theo thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ quyết định truyền loại dịch gì cho phù hợp.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

2.Người đàn ông Hà Nội cô đặc máu vì sốt xuất huyết, thời điểm cần vào viện ngay lập tức

Mắc sốt xuất huyết, tự truyền dịch tại nhà, anh Đ. ngày càng nguy kịch. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng da xung huyết, cô đặc máu, suy đa phủ tạng. Do đó, cần chú ý theo dõi, nhận biết các dấu hiệu cảnh báo của bệnh sốt xuất huyết để đến khám tại cơ sở y tế, gồm: Vật vã, lừ đừ; đau bụng nhiều; nôn ói nhiều; gan to và đau; chảy máu chân răng, mũi, nôn ra máu, phân đen, tiểu ra máu, xuất huyết âm đạo bất thường, nước tiểu ít; xét nghiệm máu thấy thể tích hồng cầu tăng nhưng tiểu cầu giảm nhanh…

Nguồn: vietnamnet.vn

 

3. Khó há miệng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Há miệng hạn chế có thể là dấu hiệu những bệnh lý nguy hiểm như uốn ván, ung thư vùng hầu họng, rối loạn khớp thái dương hàm.

TS BS Trần Ngọc Quảng Phi, Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Văn Lang (TP HCM), cho biết há miệng hạn chế hầu như là dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý uốn ván. Há miệng hạn chế sẽ xuất hiện sau hai đến 30 ngày kể từ biến cố vết thương nhiễm trùng uốn ván, thường là vết thương dơ. Tuy nhiên, nhiều người không nhớ được trước đó có vết thương hay không. Dấu hiệu nhận biết là ăn uống khó, nuốt khó, bệnh nhân có thể cắn vào muỗng hay đũa khi ăn.Tình trạng này sẽ ngày càng tăng, ban đầu có thể há được 3,5cm nhưng có thể chỉ còn một cm trong thời gian khoảng 7-10 ngày. Do há miệng hạn chế trong uốn ván thường không đau, nên dễ bị xem thường. Đây là trường hợp nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong, cần khám sớm

Nguồn: vnexpress.vn

4. Nhiều phụ nữ mới ngoài 20 đã 'mãn kinh', suy buồng trứng

Thông thường phụ nữ ở độ tuổi 40-50 mới bước vào thời kỳ mãn kinh, suy buồng trứng. Thế nhưng gần đây nhiều phụ nữ tuổi 30, thậm chí mới hơn 20 đã suy buồng trứng sớm.

Mặc dù suy buồng trứng sớm không phải là bệnh lý có thể diễn ra ngay trong thời gian ngắn, những biểu hiện của bệnh kéo dài trong một khoảng thời gian. Thế nhưng, nhiều phụ nữ đến bệnh viện khi tình trạng bệnh đã ở giai đoạn muộn, thậm chí đã chuẩn bị bước vào thời kỳ mãn kinh.

Theo bác sĩ Phạm Thúy Nga - trưởng khoa hỗ trợ sinh sản và nam học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - dấu hiệu đầu tiên của suy buồng trứng thường là rối loạn kinh nguyệt, trễ kinh, có thể tồn tại trong nhiều năm hoặc phát triển sau khi mang thai hay sau khi ngừng thuốc tránh thai. Ngay khi có những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, kỳ kinh thưa, ít, giảm dần… nữ giới cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra càng sớm càng tốt. Bởi rối loạn kinh nguyệt là một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất

Nguồn: tuoitre.vn

 

Thu Loan, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan