Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home2/hcdcvna2/public_html/lib/redDirectory.php on line 98
Điểm tin nhanh ngày 13/05/2022
Tiêu chảy cấp ở cả người lớn và trẻ em dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước và điện giải. Cách pha oresol cho trẻ mà phụ huynh không nên bỏ qua
Đến sáng 13/6, thế giới có trên 519,55 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,28 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này. Số ca tử vong do COVID-19 vượt mốc 2 triệu ở khu vực châu Âu. Việt Nam sáng 13/5 triển khai các kịch bản đáp ứng mọi tình huống dịch COVID-19; 20 nước công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam...
Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 13/5/2022
THẾ GIỚI
1.Dòng phụ BA.4 và BA.5 của Omicron lây lan ra hơn 10 nước, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh chống dịch
Đến sáng 13/6, thế giới có trên 519,55 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,28 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này. WHO cho biết khoảng 700 ca nhiễm dòng phụ BA.4 đã được phát hiện ở ít nhất 16 quốc gia và 300 ca nhiễm BA.5 được phát hiện ở ít nhất 17 quốc gia trên thế giới. Bà Van Kerkhove cho biết, dù 2 dòng phụ này không gây nguy hiểm hơn so với biến thể Omicron nhưng lại lây lan nhanh hơn.
Thành phố Thượng Hải, trung tâm thương mại với trên 25 triệu dân của Trung Quốc, trong những ngày gần đây đã siết chặt phong tỏa để nỗ lực chấm dứt đợt bùng phát dịch vào cuối tháng 5 này và đã đạt được một số tiến bộ đáng kể. Trong khi đó, thủ đô Bắc Kinh đã thông báo ngừng hoạt động của dịch vụ taxi và dịch vụ gọi xe tại các khu vực của quận Triều Dương. Các nhà chức trách Bắc Kinh đã cấm dịch vụ phục vụ ăn tối tại các nhà hàng, đóng cửa một số trung tâm thương mại, địa điểm giải trí và du lịch, đình chỉ một phần hệ thống xe bus và tàu điện ngầm cũng như đóng cửa một số tòa chung cư.
Nguồn vtv.vn
2.Báo cáo mới cho thấy những tiến bộ và cơ hội trong việc kiểm soát bệnh không lây ở cấp quốc gia
Một ấn bản mới của WHO ghi lại những hành động mà các quốc gia thành viên của WHO đang thực hiện để đặt ra các mục tiêu, phát triển các chính sách và kế hoạch nhằm ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm chính (NCD). Năm 2022, trong số 194 quốc gia chỉ ra rằng có 126 quốc gia đã đặt ra các mục tiêu về kiểm soát bệnh không lây dựa trên hướng dẫn của WHO. Đáng khích lệ là có 77 quốc gia đã đạt được đầy đủ các chỉ số vào năm 2022, so với báo cáo trước đó được công bố vào năm 2020.
Nguồn: who.int
3.Số ca tử vong do COVID-19 vượt mốc 2 triệu ở khu vực châu Âu
Ngày 12/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, số người tử vong vì COVID-19 ở châu Âu, tâm chấn từ trước tới nay của đại dịch, đã vượt ngưỡng 2 triệu người. Sau đợt bùng phát dịch trong hai tuần đầu của tháng 3, số ca nhiễm mới COVID-19 đang giảm ở châu Âu. Cụ thể, số ca mắc mới và số ca tử vong tại lục địa già đã giảm lần lượt 26% và 24% trong 7 ngày qua.
Nguồn: vtv.vn
4.Triều Tiên ứng phó đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên
Triều Tiên ngày 12-5 đã xác nhận đợt bùng phát dịch Covid-19 đầu tiên và gọi đây là "tình trạng khẩn cấp quốc gia nghiêm trọng", đồng thời ra lệnh phong tỏa toàn quốc. Hãng thông tấn KCNA cho biết biến chủng BA.2 của Omicron được tìm thấy nhưng không nói rõ số ca. Theo KCNA, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chủ trì cuộc họp của Đảng Lao động Triều Tiên để thảo luận về các biện pháp ứng phó đợt bùng phát này.
Nguồn nld.com.vn
5.Cách giảm mỡ bụng không cần ăn kiêng
Tiến sĩ Sara Kayat (London, Anh) đánh giá một số chế độ ăn kiêng có thể cho kết quả nhanh chóng nhưng về lâu dài không có lợi cho sức khỏe như nhai kỹ trước khi nuốt, tránh thực phẩm đường và tinh bột, hạn chế rưou bia, bổ sung thực phẩm phù hợp. Điều đó đồng nghĩa chọn các thực phẩm ít calo hơn nhưng lại giàu chất dinh dưỡng - chủ yếu là thực vật. Trong danh sách này có rau quả, thịt nạc.
Nguồn: vietnamnet.vn
VIỆT NAM
1.Sáng 13/5: Triển khai các kịch bản đáp ứng mọi tình huống dịch COVID-19; 20 nước nào công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam?
Theo Bộ Y tế, tại nước ta, dịch bệnh vẫn đang được cơ bản kiểm soát trên phạm vi cả nước, trong tuần, cả nước ghi nhận khoảng 2.000 ca trong cộng đồng mỗi ngày và dưới 3 ca tử vong mỗi ngày. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với 20 nước, bao gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Australia, Ấn Độ, Belarus, Campuchia, Philippines, Palestine, Maldives, New Zealand, Sri Lanka, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Singapore, Saint Lucia, Hàn Quốc, Iran, Malaysia và Cộng hòa Dominica.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
2.Bù nước và điện giải cho trẻ bị tiêu chảy những điều cha mẹ không nên bỏ qua
Tiêu chảy cấp ở cả người lớn và trẻ em dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước và điện giải. Nếu không được bù các chất này đầy đủ sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Đối với trẻ em, tình trạng mất nước sẽ nhanh chóng làm trẻ tổn thương hơn người lớn. Khi pha thuốc oresol cần phải tuân theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất. Dung dịch đã pha chỉ sử dụng trong 24 giờ, nếu còn thừa thì đổ đi, rửa sạch bình chứa và pha gói mới. Vì thế, đối với trẻ em nên lựa chọn gói oresol nhỏ, pha với 200ml nước thay vì gói pha với 1000ml nước. Bên cạnh đó, chỉ pha oresol với nước đun sôi để nguội, không dùng nước khoáng. Không pha oresol với các loại nước khác như: Sữa, nước trái cây, nước canh, nước cháo… Trước khi uống, khuấy đều hoặc lắc kỹ dung dịch oresol, nên uống dung dịch này thay thế cho nước cả ngày. Với trẻ mất nước nặng, cần được điều trị tại cơ sở y tế.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
3. Dậy thì sớm ở trẻ
Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi trung ương, từ tháng 9-2017 đến tháng 4-2021, bệnh viện này ghi nhận có 694 bệnh nhi dậy thì sớm đến khám, bao gồm 21 bé trai, còn lại là trẻ gái. Trong khi đó, giai đoạn 1991 - 1995 chỉ ghi nhận có 14 bệnh nhi dậy thì sớm. Dậy thì sớm sẽ gây ra rất nhiều hậu quả ảnh hưởng đến trẻ và cả phụ huynh như hạn chế đến sự phát triển chiều cao, nếu trẻ nữ có tuyến vú hoặc kinh nguyệt phát triển sớm có thể gây vấn đề về trẻ mặc cảm, mất ngủ ảnh hưởng đến tâm lý, gây tâm lý lo lắng cho cha mẹ, nguy cơ bị lạm dụng tình dục và mãn kinh sớm.
Một số các yếu tố nguy cơ gây dậy thì sớm hiện nay như di truyền, đột biến gene, hóa chất gây rối loạn nội tiết, một số các loại chất dẻo và thuốc trừ sâu. Đặc biệt, béo phì có mối liên quan rất cao với dậy thì sớm đã được chứng minh cả trẻ nam và trẻ nữ. Hiện nay, trẻ dậy thì sớm được điều trị bằng cách sử dụng chế phẩm ức chế dậy thì sớm. Đây là loại hoocmôn được tiêm mỗi 3 tháng, 6 tháng, thậm chí thời gian điều trị kéo dài đến 11 - 12 tuổi, khi ngưng điều trị thì sự phát triển dậy thì về lâm sàng và sinh học sẽ được lặp lại.
Nguồn tuoitre.vn
Thu Loan, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)