Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 25/06/2022


Trên thế giới, nhiều nước trước nguy cơ bùng dịch trong mùa hè, biến thể SARS-CoV-2 có khả năng tránh miễn dịch; Tại Ahh, cảnh báo bệnh bại liệt tái xuất sau khi ghi nhận dấu vết của virus trong các mẫu nước thải tại London; Toà án tối cao Mỹ không công nhận quyền phá thai; Bệnh đậu mùa khỉ đột biết với tốc đô chưa từng có, trung bình có 50 đột biến trong các mẫu virus đậu mùa khỉ trong năm nay

Tại Việt Nam, Bộ Y tế nhấn mạnh cần đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19, để duy trì bền vững thành quả chống dịch; Ghi nhận số ca sốt xuất huyết nhập viện tăng tại Thành phố Hồ Chí Minh

 

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 25/06/2022

 

THẾ GIỚI

1.Nhiều nước trước nguy cơ bùng dịch trong mùa hè, biến thể SARS-CoV-2 có khả năng tránh miễn dịch

Đến sáng 25/6, thế giới có trên 547,97 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,34 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Dữ liệu ban đầu cho thấy, những biến thể phụ của Omicron có khả năng lẩn tránh miễn dịch hiệu quả hơn so với các biến thể trước đó của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, việc tiêm mũi vaccine tăng cường sẽ giúp duy trì số ca mắc ở mức thấp hơn, đồng thời giúp hạn chế số ca tử vong và nhập viện không tăng đột biến.

Nguồn: vtv.vn

 

2.Bệnh đậu mùa khỉ đột biến với tốc độ chưa từng có

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Nature Medicine ngày 23/6 cho thấy, trung bình có 50 đột biến trong các mẫu virus đậu mùa khỉ trong năm nay. Trước đó, giới chuyên môn dự kiến chỉ có khoảng 10 đột biến. Con số này cao hơn từ 6 đến 12 lần so với những nghiên cứu trước đây về các loại orthopox virus khác. Họ virus này bao gồm cả đậu mùa khỉ.

Nguồn: vietnamnet.vn

 

3.Tòa án tối cao Mỹ không công nhận quyền phá thai

Tòa án Tối cao Mỹ vừa gây chấn động nước Mỹ khi bỏ phiếu xóa bỏ phán quyết năm 1973 công nhận quyền phá thai hợp pháp của phụ nữ. Với phán quyết mới, Tòa án tối cao Mỹ đã khôi phục khả năng cho phép các bang Mỹ thông qua luật cấm phá thai. Ước tính khoảng 26 bang ở Mỹ đã hoặc sẽ thông qua luật cấm phá thai trừ một số trường hợp ngoại lệ.

Nguồn: vtv.vn

 

4.Virus bị xóa sổ 40 năm 'trỗi dậy' ở Anh

Giới chức y tế cảnh báo bệnh bại liệt tái xuất sau khi ghi nhận dấu vết của virus trong các mẫu nước thải tại London. Dù chưa chính thức phát hiện ca nhiễm, giới chức gọi đây là "sự cố cấp quốc gia", kêu gọi người dân tiêm phòng để ngăn ngừa virus lây lan.

Nguồn: vnexpress.net

 

VIỆT NAM

1.Dồn dập nhập viện vì sốt xuất huyết

Sở Y tế TPHCM cho biết, thời gian gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) Dengue điều trị tại 4 bệnh viện tuyến cuối của thành phố liên tục tăng. Hiện có 626 trường hợp điều trị nội trú, trong đó có 82 trường hợp bị nặng. Bệnh nhân mắc SXH nhập viện tăng, nhưng các cơ sở điều trị đang thiếu phân tử Dextran, HES 200.000 (chuyên dùng chống sốc).

Phần lớn các trường hợp số xuất huyết có thể được điều trị ngoại trú và tái khám theo dõi hàng ngày tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời. Quá trình điều trị ngoại trú, bệnh nhân cần tái khám và làm xét nghiệm máu hàng ngày. Đặc biệt, nếu xuất hiện dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng, phải nhập viện điều trị nội trú. Bản thân người bệnh cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất khi có một trong các dấu hiệu như: cảm giác khó chịu hơn, mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt; không ăn uống được; nôn ói nhiều; đau bụng nhiều hơn; tay chân lạnh, ẩm; mệt lả, bứt rứt; chảy máu mũi, miệng, xuất huyết âm đạo bất thường, nôn ra máu, tiêu phân đen hoặc máu đỏ; không tiểu trên 6 giờ.

Nguồn: sggp.org.vn

 

2.Đánh giá miễn dịch cộng đồng để chủ động phòng ngừa lây nhiễm, nhất là với các biến chủng mới của COVID-19

Thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh BA.2, BA.2.3, BA.2.3.2, trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia và có nguy cơ xâm nhập nước ta, có thể dẫn tới gia tăng các ca COVID-19 trong thời gian tới. 

GS.TS Phan Trọng Lân- Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, nhấn mạnh vai trò của vaccine có hiệu quả rất lớn, tuy nhiên hiện nay nhiều người đã tiêm vaccine hoặc khỏi bệnh từ 6-8 tháng qua nhưng vẫn chưa tiêm nhắc lại. Nếu các biến thể COVID-19 khác tiến hóa hoặc xâm nhập sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Bộ Y tế nhấn mạnh việc cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, cần theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới; nâng cao công tác phân tích, dự báo tình hình dịch để có phương án đáp ứng hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, nhất là đối với các biến chủng mới của COVID-19; chủ động có giải pháp ứng phó với các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi để ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu, không để xâm nhập vào nước ta. Đồng thời nâng cao năng lực điều trị tất cả các tuyến; bảo đảm người mắc COVID-19 được quản lý, theo dõi, chăm sóc y tế phù hợp, người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay tại cơ sở. Tăng cường giám sát, có các biện pháp đồng bộ giảm thiểu ảnh hưởng sau điều trị COVID-19...

3.Hệ lụy khi tùy tiện dùng men tiêu hóa cho trẻ

Bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Mộng Linh - Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cho biết, nhiều bà mẹ, khi thấy con biếng ăn, tiêu chảy hay táo bón đều chạy ra nhà thuốc mua men tiêu hóa về cho con uống một cách vô tư. Việc tùy tiện cho trẻ sử dụng men tiêu hóa có thể vô tình làm cho các tuyến tiêu hóa trong cơ thể bị ức chế, giảm bài tiết, giảm hoạt động. Đây là lý do dẫn đến teo, thậm chí làm cho trẻ suốt đời phải phụ thuộc vào men tiêu hóa.

Nguồn: vnexpress.net

4. Dị ứng thực phẩm - không chỉ là phiền toái

 Dị ứng thực phẩm là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với một loại protein trong thức ăn

Thời gian xảy ra dị ứng có thể trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Một số trường hợp nhạy cảm, chỉ cần chạm vào hoặc hít phải thực phẩm dị ứng là có thể xảy ra triệu chứng. Nhưng cũng có trường hợp phản ứng chậm, xảy ra sau vài ngày với những biểu hiện không rõ ràng như bứt rứt, khó chịu, mẩn ngứa, nôn ói, đau bụng, tiêu lỏng và phân lẫn máu.

Để phòng dị ứng thực phẩm cần tránh sử dụng những thực phẩm và các sản phẩm có nguyên liệu làm từ thực phẩm mà bản thân đã bị dị ứng, kể cả tránh tiếp xúc qua da hay hít chúng. Nhận biết các triệu chứng sớm của phản ứng dị ứng. Ghi nhớ các triệu chứng biểu hiện lâm sàng thường gặp ở dị ứng thực phẩm trên da, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp.

 

Thu Loan, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan