Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 25/4/2023


Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ít nhất 17 triệu người ở châu Âu đã mắc hội chứng COVID kéo dài nhiều tháng kể từ khi khỏi bệnh sau lần mắc bệnh đầu tiên trong năm 2020 và 2021.Tuy nhiên, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ về COVID kéo dài, chẳng hạn như hội chứng này kéo dài bao lâu.

Chuyên gia cho biết hiện không có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào về phương pháp vệ sinh mắt như trên và cách gọi "sâu mắt, sán mắt" cũng không đúng bản chất. Do đó, không nên tin vào công nghệ 'thải độc mắt'. Nếu tự nhỏ thuốc không rõ nguồn gốc, có thể gây tổn thương, khô, bỏng mắt, viêm kết mạc, giác mạc, thậm chí loét, thủng giác mạc, giảm thị lực

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh ngày 25/4/2023

 

THẾ GIỚI

Phát hiện hoá chất độc hại trong bao bì thực phẩm

Nghiên cứu của Đại học Toronto, Đại học Indiana và Đại học Notre Dame đã phát hiện sự hiện diện của hóa chất gây hại PFAS, trong bao bì thực phẩm (như giấy chống thấm nước và dầu mỡ trong bao bì thức ăn nhanh). Khi thải bỏ bao bì, PFAS có thể thải vào môi trường mà không bị phân hủy.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

2. Australia chi 33 triệu USD cho việc nghiên cứu di chứng hậu COVID-19

Bộ trưởng Y tế và chăm sóc người cao tuổi Australia, ông Mark Butler ngày 24/4 thông báo Chính phủ sẽ cấp 50 triệu dollar Australia (33,3 triệu USD) từ Quỹ tương lai nghiên cứu y học cho việc nghiên cứu di chứng hậu COVID-19 (PASC).

Nguồn: vietnamplus.vn

3. Thái Lan khuyến khích người dân tiêm phòng cúm và COVID-19

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 đang gia tăng tại Thái Lan, đặc biệt sau kỳ nghỉ Tết cổ truyền Songkran vừa qua, Bộ Y tế nước này cho biết vaccine ngừa COVID-19 và vaccine cúm sẽ có sẵn tại các bệnh viện trên cả nước từ ngày 1/5 trở đi và khuyến khích mọi người thực hiện tiêm phòng cả hai vaccine này trước khi mùa mưa tới.

Nguồn: baotintuc.vn

 

VIỆT NAM

1. Nguy cơ hỏng thị lực từ dịch vụ bắt 'sâu mắt'

Theo khảo sát, dịch vụ bắt sâu mắt đang được quảng cáo tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội. Trong nhiều clip, người bán cho rằng nguyên nhân mắt bị ngứa cộm là do "sán ký sinh, bụi bẩn, xác chết của vi khuẩn". Họ quảng cáo sau khi nhỏ thuốc, kèm massage, các huyệt ở mắt sẽ tiết ra các sợi tơ huyết, dân gian gọi là sâu mắt.

Nguồn: vnexpress.vn

2. Bộ Y tế cảnh báo đã có nhiều học sinh phải cấp cứu vì ngộ độc thuốc lá điện tử, nung nóng, shisha

Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, nhiều trường hợp học sinh phải cấp cứu vì bị ngộ độc nicotine và các dung dịch có trong các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha. Các sản phẩm này hiện nay chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

 

3. Dấu hiệu gan nhiễm mỡ ở trẻ em

Trẻ béo phì, bị tiểu đường, có chế độ ăn uống kém lành mạnh hay lười vận động có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ cao hơn.

Nguồn: zingnews.vn

Trẻ em béo phì có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao.

 

4. 'Thuốc kê đơn' bán tràn lan, tính mạng người bệnh bị xem nhẹ

Không cần trình đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa, người dân dễ dàng mua được rất nhiều loại kháng sinh, biệt dược là "thuốc kê đơn", tại các nhà thuốc ở Hà Nội.
Nguồn: thanhnien.vn

 

Thu Loan, Bá Trình - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)

 

 


Câu hỏi liên quan