Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 15/06/2022


Sau đại dịch COVID-19, tình trạng trẻ HIV bị trầm cảm, chống đối nhiều hơn, gây khó khăn cho điều trị. Mùa hè, cẩn trọng sốc phản vệ khi bị ong đốt. Cảnh giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản học sinh.
WHO cân nhắc ban bố tình trạng y tế khẩn cấp đối với bệnh đậu mùa khỉ. Dòng phụ BA.4, BA.5 của Omicron gia tăng tại Châu Âu và một số quốc gia Đông Nam Á.
Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 15/06/2022

THẾ GIỚI
1. Số ca mắc COVID-19 mới tại Hàn Quốc và UAE tăng mạnh, làn sóng BA.4 và BA.5 ở Indonesia có thể đạt đỉnh vào tháng 7

Đến sáng 15/6, thế giới có trên 541,43 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,33 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.
Châu Âu và một số quốc gia Đông Nam Á đang theo dõi sát sao nguy cơ lây lan của các dòng phụ mới của biến thể Omicron là BA.4 và BA.5. Động thái này được đưa ra sau khi các nước ghi nhận sự gia tăng trở lại của các ca nhiễm COVID-19.
Nguồn vtv.vn
2. WHO Công bố tóm tắt kỹ thuật về bệnh Parkinson
Trên toàn cầu, tỷ lệ hiện mắc bệnh Parkinson (PD) đã tăng gấp đôi trong 25 năm qua so với năm 2019 cho thấy hơn 8,5 triệu người sống với PD. Tình trạng tàn tật và tử vong do PD đang tăng nhanh hơn bất kỳ rối loạn thần kinh nào khác. Các ước tính hiện tại cho thấy rằng, vào năm 2019, PD dẫn đến 5,8 triệu năm sống được điều chỉnh theo tình trạng khuyết tật, tăng 81% kể từ năm 2000 và gây ra 329.000 ca tử vong, tăng hơn 100% kể từ năm 2000 .
PD là một tình trạng thoái hóa của não liên quan đến các triệu chứng vận động (di chuyển chậm, run, cứng và mất cân bằng đi lại) và một loạt các biến chứng không liên quan đến vận động (suy giảm nhận thức, rối loạn sức khỏe tâm thần, đau và rối loạn cảm giác khác). Suy giảm khả năng vận động, bao gồm các cử động không tự chủ (rối loạn vận động) và các cơn co thắt cơ không tự chủ gây đau đớn (loạn vận động) góp phần hạn chế khả năng nói, khả năng vận động và do đó hạn chế trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống
Nguồn who.int
3. WHO sẽ cân nhắc ban bố tình trạng y tế khẩn cấp đối với bệnh đậu mùa khỉ
Theo WHO, từ đầu năm đến nay, đã có 1.600 ca mắc và 1.500 ca nghi mắc cùng 72 ca tử vong do bệnh đậu mùa khỉ tại 39 quốc gia, trong đó có những nước không ghi nhận bệnh này là bệnh đặc hữu.
 Trong một tuyên bố, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện này rất đáng quan ngại và bất thường, so vậy ông quyết định triệu tập cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp vào tuần tới nhằm đánh giá liệu đợt dịch này có phải là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng hay không.
Nguồn: vov.vn

4.  Dòng phụ BA.4, BA.5 của Omicron chiếm 21% số ca nhiễm biến thể COVID-19 ở Mỹ
 
Hai dòng phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron lan truyền nhanh chóng đã được thêm vào danh sách giám sát của Tổ chức Y tế Thế giới vào tháng 3 và được chỉ định là các biến thể cần quan tâm ở châu Âu.
Cơ quan phòng chống dịch bệnh của Liên minh châu Âu hôm 13/6 cho biết, các dòng phụ mới của virus SARS-CoV-2 này đang lây lan nhanh hơn các biến thể khác, có thể dẫn đến nhiều trường hợp nhập viện và tử vong hơn khi chúng trở thành biến thể thống trị ở châu lục này.
Nguồn:  vtv.vn
VIỆT NAM
1. Sáng 15/6: Biến thể phụ BA.4, BA.5 của Omicron gia tăng tại một số nước, Bộ Y tế chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch

Bộ Y tế cho biết hiện gần 9,6 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi; Liên tiếp nhiều ngày không ghi nhận F0 tử vong; Biến thể phụ BA.4, BA.5 của Omicron gia tăng tại một số nước, Bộ Y tế chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch…

30 ngày qua, số tử vong/số ca mắc là 0,05% (21/45.709), trong đó có 18 ngày không ghi nhận ca tử vong.
Nguồn: suckhoedoisong.vn

2. Cẩn trọng sốc phản vệ khi bị ong đốt

Mùa hè, nhiều loại hoa quả vào mùa nở hoa thu hút ong về làm tổ, kiếm ăn. Các bệnh viện liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp bị ong đốt dẫn đến sốc phản vệ phải nhập viện cấp cứu.

Các bác sĩ cho biết sốc phản vệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hậu quả vô cùng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, khi cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi tiếp xúc với các dị nguyên như: ong đốt, kiến đốt, tiêm, uống thuốc, ăn các loại thực phẩm... người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Nguồn: tuoitre.vn
3. 8 biến chứng thường gặp khi trẻ bị táo bón

Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu tình trạng táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Vậy táo bón ở trẻ em có nguy hiểm không? Bài viết sau đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.

các bậc phụ huynh cần áp dụng biện pháp phòng ngừa hiệu quả chứng táo bón cho trẻ bằng cách: Cho trẻ ăn thêm nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao như: Rau, đậu, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt… Tạo thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định trong ngày cho trẻ, tốt nhất là 15 - 45 phút sau khi ăn sáng. Khuyến khích trẻ vận động tập thể dục đều đặn. Nhắc nhở trẻ uống đủ nước hàng ngày…

Nguồn: suckhoedoisong.vn
4. Nỗi lo mới về trẻ bị HIV sau đại dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 vừa qua khiến nhiều trẻ bị HIV vốn dễ bị tổn thương nay lại càng thu mình lại, đặc biệt là đối với những trẻ đang trong lứa tuổi vị thành niên. Tình trạng trẻ HIV bị trầm cảm, chống đối nhiều hơn, gây khó khăn cho điều trị.
Theo ThS.BS Vũ Thiên Ân, Phòng khám OPC Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, từ sau dịch COVID-19 đến nay, tỷ lệ trầm cảm của bệnh nhi HIV tăng lên, trẻ có tư tưởng bỏ uống thuốc, bỏ điều trị. Vì vậy, phòng khám đang tập hợp các trẻ vị thành niên, sinh hoạt nhóm để nhân viên xã hội tâm tình, tháo gỡ, giải đáp nhiều vấn đề riêng tư. Từ đó nhắc nhở, khuyến khích các bé uống thuốc trở lại đều đặn và sớm phát hiện các trường hợp bị trầm cảm để có phương án xử lý kịp thời.
Nguồn: mthanhnien.vn

5. Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân và cách đối phó với người lạ

Mới đây, một học sinh lớp 5 tại TP.HCM bị người phụ nữ lạ mặt dụ dỗ chở đi khi vừa ra khỏi cổng trường và lấy hết đồ dùng giá trị mang theo. Qua sự việc này, cha mẹ cần lưu ý những biện pháp gì để phòng tránh các tình huống tương tự xảy ra?

Cha mẹ cần dạy trẻ thuộc lòng họ tên, số điện thoại của cha mẹ, địa chỉ nhà của mình, nghề nghiệp của bố mẹ, nhưng phải giữ bí mật những thông tin này, chỉ nói với "những người lạ có thể tin tưởng".


Nguồn: suckhoedoisong.vn

Đình Lễ, Thùy Uyên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan