Quản Cáo  Topbanner

Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home2/hcdcvna2/public_html/lib/redDirectory.php on line 98

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 27/06/2022


Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra phòng chống sốt xuất huyết tại TP HCM. Nguy cơ quá tải bệnh viện do ca sốt xuất huyết nặng gia tăng. Ký cam kết nếu không tiêm vắc xin COVID-19 không có nghĩa "ép tiêm". Cảnh báo: Kẻ xấu vào bệnh viện lừa đảo.

WHO: Đậu mùa khỉ chưa phải là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Trẻ béo phì bị sốt xuất huyết dễ chuyển nặng. Macau (Trung Quốc) xét nghiệm COVID-19 toàn dân lần 3

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 27/06/2022

THẾ GIỚI

1. Nhiều nước ghi nhận ca nhiễm chủng phụ BA.4 và BA.5, Macau (Trung Quốc) xét nghiệm COVID-19 toàn dân lần 3

Đến sáng 27/6, thế giới có trên 548,9 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,35 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Chính quyền đặc khu hành chính Macau (Trung Quốc) sẽ tiến hành xét nghiệm bắt buộc lần thứ 3 đối với toàn bộ người dân sau khi ghi nhận tổng cộng 299 ca mắc mới COVID-19 kể từ ngày 18/6. Theo đó, từ 9h ngày 27/6 đến 18h ngày 28/6 (theo giờ địa phương), toàn bộ người dân Macau và những người đang có mặt ở Macau đều phải thực hiện xét nghiệm axit nucleic tại các trung tâm xét nghiệm cộng đồng. Trước khi đến điểm xét nghiệm, người dân phải làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại nhà, chỉ những người có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính mới được vào nơi xét nghiệm cộng đồng.

Nguồn vtv.vn

2. Thái Lan phát triển thuốc xịt mũi "chặn" Covid-19

Các nhà khoa học Thái Lan đang phát triển loại thuốc xịt mũi kháng thể như lá chắn nhằm chống lại Covid-19.

"Loại thuốc này có thể ngăn chặn mắc Covid-19 bằng cách vô hiệu hóa coronavirus khi nó xâm nhập vào mũi" - kênh CNA cho biết và thêm rằng thuốc hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển.

Nguồn nld.com.vn

3. Người ngoài 30 tuổi cần ngăn ngừa bệnh Alzheimer khi có những dấu hiệu cảnh báo.

Theo một nghiên cứu mới, mức cholesterol và lượng đường trong máu cao ở độ tuổi từ 30 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer trong nhiều thập kỷ sau đó.

Nghiên cứu cho thấy, những người từ 35 đến 50 tuổi có nồng độ chất béo trung tính cao, một loại cholesterol có trong máu và mức thấp hơn của "cholesterol tốt" được gọi là lipoprotein mật độ cao có nhiều khả năng bị chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer hơn.

Nguồn: vov.vn

4. 5 lý do trẻ béo phì bị sốt xuất huyết dễ chuyển nặng

Trong các nghiên cứu của các nhà khoa học được đăng trên tạp chí PubMed, có 5 lý do chính giải thích được trẻ béo phì rất dễ chuyển biến nặng.

Người béo phì gây giảm sút glycocalyx, khiến cho mạch máu dễ tổn thương và làm tăng tính thấm thành mạch, gây thất thoát huyết tương, dẫn đến sốc sốt xuất huyết nặng.

Nguồn: tuoitre.vn

5. WHO: Đậu mùa khỉ chưa phải là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 25/6 nhận định bệnh đậu mùa khỉ hiện nay chưa phải là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, dù Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về đợt bùng phát dịch bệnh này.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

VIỆT NAM

1. Sáng 27/6: Thứ trưởng Bộ Y tế kiểm tra phòng chống sốt xuất huyết tại TP HCM; Cả nước chỉ còn 27 ca COVID-19 thở oxy

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hôm nay 27/6, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra thực tế công tác phòng chống và điều trị sốt xuất huyết tại TP HCM. Về dịch COVID-19, Bộ Y tế cho biết, hiện cả nước chỉ còn 27 ca phải thở oxy, thấp nhất trong gần 1 năm qua.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

2. Vì sao phải ký cam kết nếu không tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4?

Những ngày qua người dân nhiều nơi xôn xao về việc phải ký cam kết, nếu không tiêm và xảy ra dịch thì phải chịu trách nhiệm. Lãnh đạo các cơ quan y tế lý giải nguyên nhân.

Việc chúng ta cần làm là đẩy mạnh truyền thông, vận động người dân, cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh để người dân tự nguyện tiêm chủng, bảo vệ chính bản thân, gia đình và cộng đồng.

Nguồn: tuoitre.vn

3. Vì sao Bộ Y tế vẫn khẳng định Covid-19 chưa là bệnh lưu hành?

Bộ Y tế cho biết, trong nước tuy tỷ lệ tử vong đã giảm nhiều so với giai đoạn trước (tỷ lệ tử vong/mắc giảm mạnh, từ 1,03% trong tháng 1.2022 xuống còn 0,06% trong tháng 5.2022) nhưng vẫn ghi nhận trường hợp tử vong và nhiều bệnh nhân nặng đang được theo dõi, điều trị.

Sau khoảng thời gian đủ lớn, dịch có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào; cần thêm thời gian để theo dõi, đánh giá tính ổn định cũng như sự thay đổi của tác nhân gây bệnh.

Nguồn: m.thanhnien.vn

4. Ca sốt xuất huyết nặng gia tăng, nguy cơ quá tải bệnh viện

Số ca sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng nhanh từ giữa tháng 4, bằng đỉnh đợt dịch năm 2019 và gấp 117 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, bệnh viện tuyến cuối có số bệnh nhân sốt xuất huyết nhiều nhất - đang đứng trước guy cơ quá tải.

Những ca vào đây đều là trường hợp sốc kéo dài, tái sốc nhiều lần, hoặc bị xuất huyết nặng, tổn thương gan, tổn thương thận, suy hô hấp nặng, rất nguy kịch, phụ thuộc sự sống vào các thiết bị sinh tồn và cần nhân viên y tế chăm sóc toàn diện. Vì vậy cả hệ thống các y bác sĩ phải chạy đua thời gian để cứu chữa cho bệnh nhân.

Nguồn:  vov.vn

5. Kẻ xấu vào bệnh viện lừa đảo

Những ngày gần đây, nhiều bệnh viện liên tục phát đi cảnh báo người bệnh khi đi khám phải chú ý tránh bị nhiều kẻ xấu từ bên ngoài vào lừa đảo trong bệnh viện.

một số kẻ xấu mượn danh nghĩa bệnh viện để lừa đảo. Họ lấy thông tin của một người bệnh từng điều trị tại bệnh viện từ rất lâu, rồi đổi thành tên bệnh nhân khác có hoàn cảnh thương tâm đăng lên mạng xã hội để kêu gọi chuyển tiền giúp đỡ.

Nguồn: tuoitre.vn

Đình Lễ, Thùy Uyên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan