Quản Cáo  Topbanner

Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home2/hcdcvna2/public_html/lib/redDirectory.php on line 98

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm báo nhanh ngày 03/05/2022


Ngày càng nhiều nước trên thế giới dỡ bỏ các quy định phòng, chống dịch; Cảnh giác với viêm gan cấp tính ở trẻ em; Sáng 3/5: Còn hơn 1,3 triệu F0 đang giám sát, điều trị; Nghiên cứu COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B; Nhiễm độc nặng vì thuốc đông y 'truyền miệng', 'rỉ tai'; Đừng chủ quan với bệnh tay chân miệng...

THẾ GIỚI

1. Ngày càng nhiều nước trên thế giới dỡ bỏ các quy định phòng, chống dịch

Tính đến sáng 3/5, thế giới ghi nhận khoảng 513,68 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 6,26 triệu ca tử vong.

Trước những tiến bộ đạt được của vaccine và thuốc điều trị COVID-19 trong việc giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng và tử vong, ngày càng nhiều nước trên thế giới dỡ bỏ các quy định phòng, chống dịch COVID-19 nhằm đưa cuộc sống trở lại bình thường trước khi đại dịch bùng phát.

Cụ thể, Israel thông báo các dịch vụ liên quan đến dịch COVID-19 như địa điểm xét nghiệm, phòng xét nghiệm, cơ chế truy vết để bẻ gãy chuỗi lây nhiễm sẽ được giảm quy mô nhưng có thể được tái kích hoạt bất cứ thời điểm nào nếu bùng phát dịch. Israel đang giảm bớt các biện pháp phòng, chống COVID-19 nhờ thực tế tỷ lệ lây nhiễm cũng như nhập viện đã xuống mức thấp.

Nguồn vtv.vn

https://vtv.vn/the-gioi/ngay-cang-nhieu-nuoc-tren-the-gioi-do-bo-cac-quy-dinh-phong-chong-dich-20220503000126956.htm

2. WHO phát hành thông tin về hướng dẫn cập nhật điều trị bệnh lao kháng thuốc

Chương trình Chống lao toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố đã thông báo những cập nhật sắp tới về hướng dẫn điều trị bệnh lao kháng thuốc (DR-TB). Những cập nhật này bao gồm các phác đồ 6 tháng toàn đường uống mới ngắn hơn để điều trị lao kháng đa thuốc và rifampicin (MDR / RR-TB), có hoặc không kháng thêm fluoroquinolones (tiền lao kháng thuốc) cũng như một phương pháp thay thế Phác đồ 9 tháng toàn đường uống để điều trị lao đa kháng thuốc / RR-TB.

Nguồn who.int

https://www.who.int/news/item/02-05-2022-who-issues-rapid-communication-on-updated-guidance-for-the-treatment-of-drug-resistant-tuberculosis

3. Nguyên nhân nào khiến các tế bào ung thư hoạt động trong một cơ thể bình thường?

Những năm gần đây các trường hợp được phát hiện mắc ung thư đột ngột tăng lên, điều đó có phải là do phương pháp chẩn đoán tốt hơn, hiệu quả hơn? Vậy đâu là nguyên nhân khiến các tế bào ung thư kích hoạt trong cơ thể bình thường?

Sau đây là những yếu tố gây nên căn bệnh ung thư và đó cũng chính là nguyên nhân khiến các tế bào ung thư kích hoạt trong cơ thể bình thường: tuổi của bạn, thói quen của bạn, lịch sử gì đình, tình trạng sức khoẻ, môi trường và đột biến gen.

 Nguồn vov.vn

https://vov.vn/suc-khoe/nguyen-nhan-nao-khien-cac-te-bao-ung-thu-hoat-dong-trong-mot-co-the-binh-thuong-post941144.vov

4. Cảnh giác với viêm gan cấp tính ở trẻ em

Hôm qua, Bộ Y tế Indonesia đưa ra khuyến cáo người dân tăng cường theo dõi và cảnh giác với bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ em sau khi ghi nhận 3 trường hợp tử vong nghi do bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân.

Bộ Y tế Indonesia cho biết 3 bệnh nhi tử vong có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy nặng, sốt, vàng da, co giật và mất ý thức.

Cơ quan này khuyến cáo phụ huynh nên đưa trẻ em có những biểu hiện này đến bệnh viện sớm.

Nguồn vtv.vn

https://vtv.vn/the-gioi/canh-giac-voi-viem-gan-cap-tinh-o-tre-em-20220503063027311.htm

5. Vi khuẩn lao có thể tồn tại trong cơ thể người nhiễm suốt đời

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố đánh giá tác động ngắn hạn của đại dịch Covid-19 lên số ca tử vong do lao. Kết quả cho thấy, tử vong do lao tăng đáng kể trong năm 2020.

WHO dự báo số người mắc lao có thể tăng thêm 1 triệu ca mỗi năm trong giai đoạn 2020 - 2025.

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch - tiết niệu, lao ruột… Trong đó, lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 - 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh, theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội.

Các triệu chứng nghi ngờ của bệnh lao phổi: ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi mắc quan trọng nhất; gầy sút, kém ăn, mệt mỏi; sốt nhẹ về chiều; ra mồ hôi trộm ban đêm; đau ngực, đôi khi khó thở.

Đáng lưu ý, vi khuẩn lao có thể tồn tại trong cơ thể người nhiễm suốt đời dưới dạng không hoạt động, nhưng chúng cũng có thể trở thành vi khuẩn lao hoạt động, gây bệnh lao, khi sức đề kháng người nhiễm lao suy giảm.

Nguồn m.thanh niên.vn

https://m.thanhnien.vn/vi-khuan-lao-co-the-ton-tai-trong-co-the-nguoi-nhiem-suot-doi-post1454564.html

VIỆT NAM

1. Sáng 3/5: Còn hơn 1,3 triệu F0 đang giám sát, điều trị; Nghiên cứu COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B

Bộ Y tế cho biết đến nay còn hơn 1,3 triệu F0 đang theo dõi, điều trị; trong đó 475 ca nặng. Bộ Y tế đang tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, rà soát các quy định pháp luật và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B...

Theo Bộ Y tế, tại nước ta, dịch bệnh COVID-19 vẫn được kiểm soát trên phạm vi cả nước, tuy nhiên dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới, Tổ chức Y tế thế giới vẫn đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể xảy ra làm cho diễn biến dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại.

 

Nguồn suckhoedoisong.vn

https://suckhoedoisong.vn/sang-3-5-con-hon-13-trieu-f0-dang-giam-sat-dieu-tri-nghien-cuu-covid-19-la-benh-truyen-nhiem-nhom-b-169220502233523562.htm

2. Nhiễm độc nặng vì thuốc đông y 'truyền miệng', 'rỉ tai'

Thời gian qua, liên tiếp nhiều bệnh nhân bị nhiễm độc kim loại nặng do dùng thuốc đông y tùy tiện dù mục đích dùng ban đầu là để tăng cường sinh lý, bồi bổ sức khỏe, điều trị đau khớp hoặc ngăn ngừa đột quỵ...

Các kim loại này sẽ tích tụ dần dần, đến thời điểm biểu hiện triệu chứng đầy đủ và rõ thì bệnh nhân đã bị nhiễm độc ở mức trung bình. Khi bị nhiễm độc quá nặng có thể chuyển thành ngộ độc bán cấp và cấp tính, dẫn đến tử vong nhanh.

 

Nguồn tuoitre.vn

https://tuoitre.vn/nhiem-doc-nang-vi-thuoc-dong-y-truyen-mieng-ri-tai-20220502220712316.htm

3. Bộ Y tế xin ý kiến 2 tình huống ứng phó với dịch COVID-19

Bộ Y tế cho biết đang tiếp tục tổng hợp ý kiến của các Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia và các cơ quan liên quan để hoàn thiện xây dựng Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023...

Tổ chức Y tế thế giới nhận định dịch COVID-19 sẽ không biến mất hoàn toàn, có thể sớm trở thành bệnh lưu hành. Ngày 31/3, Tổ chức Y tế thế giới ban hành Kế hoạch đáp ứng và phòng chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022. Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.

 

Nguồn suckhoedoisong.vn

https://suckhoedoisong.vn/bo-y-te-xin-y-kien-2-tinh-huong-ung-pho-voi-dich-covid-19-169220502223454102.htm

4. Đừng chủ quan với bệnh tay chân miệng

Mùa cao điểm nắng nóng, chuyển mùa cũng là thời điểm của bệnh tay chân miệng. Đặc biệt, khi trẻ đi học trở lại sau thời gian dài nghỉ do dịch Covid-19, tỉ lệ mắc tay chân miệng dự báo tăng

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, đa số trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường có những biểu hiện bóng nước hồng ban ở lòng bàn tay, chân. Tuy nhiên, bệnh viện tiếp nhận điều trị một số trẻ mắc tay chân miệng gặp biến chứng với những biểu hiện bên ngoài kín đáo hơn, thường đã chuyển biến nặng độ 3, 4.

Bác sĩ Tiến lưu ý khi trẻ bị sốt thì phải nghĩ ngay tới tay chân miệng bởi đây là một loại bệnh dễ mắc, dễ diễn tiến nặng, có thể dẫn đến tử vong. "Các bậc phụ huynh có con em sốt có thể theo dõi những ngày đầu, cho trẻ uống hạ sốt, lau mát, ăn thức ăn dễ tiêu... Tuy nhiên, nếu như sau 1 ngày mà trẻ vẫn sốt thì cần đi khám, điều trị

Nguồn nld. vn

https://nld.com.vn/suc-khoe/dung-chu-quan-voi-benh-tay-chan-mieng-20220502191237414.htm

5. Cứu sống 2 trẻ bị sốc sốt xuất huyết, suy hô hấp nặng

Tuần vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. Hồ Chí Minh) tiếp nhận 2 bệnh nhi bị sốc sốt xuất huyết Dengue kèm suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan nặng.

Theo các bác sĩ, những cơn mưa đầu mùa báo hiệu mùa dịch sốt xuất huyết đã cận kề, phụ huynh không được chủ quan dẫn đến phát hiện bệnh và đưa trẻ nhập viện muộn, mà phải luôn nghĩ đến trẻ có thể mắc sốt xuất huyết khi sốt chứ không phải chỉ lo trẻ mắc COVID-19 hay bệnh khác.

Nếu thấy trẻ sốt cao trên 2 ngày, có một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ vào bệnh viện ngay:

- Quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì.

- Đau bụng.

- Chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen.

- Tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống.

Nguồn vtv.vn

https://vtv.vn/suc-khoe/cuu-song-2-tre-bi-soc-sot-xuat-huyet-suy-ho-hap-nang-20220502213735996.htm

Đình Lễ, Thùy Uyên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan