Quản Cáo  Topbanner

Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home2/hcdcvna2/public_html/lib/redDirectory.php on line 98

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 06/09/2022


Sở Y tế TP.HCM khuyên các bậc phụ huynh đừng nghe những lời đồn đại thiếu cơ sở khoa học mà không đồng thuận cho con em được tiêm vắc xin phòng COVID-19. Hiện nay, số người trẻ bị đột quỵ đang tăng lên, để giảm nguy cơ đột quỵ là theo dõi huyết áp, sống một lối sống lành mạnh và năng động. Cần lưu ý khi bổ sung vitamin D, vì nếu dùng quá mức một cách thường xuyên sẽ dễ dẫn đến ngộ độc.

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 06/09/2022

THẾ GIỚI

1. WHO phát hành mô-đun mới của công cụ triển khai PrEP về tích hợp các dịch vụ STI

Tại Đại hội lần thứ 23 của Liên minh quốc tế chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (IUSTI), WHO đã phát hành một mô-đun mới của công cụ triển khai về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) để hỗ trợ các quốc gia triển khai và mở rộng các dịch vụ STI tích hợp cho những người sử dụng PrEP .

Những người được hưởng lợi từ PrEP đối với việc lây nhiễm HIV cũng thường có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Trên toàn cầu, cứ 4 người thì có 1 người được hưởng lợi từ HIV PrEP đã được chẩn đoán trước đó mắc ít nhất 1 STI - cụ thể là bệnh lậu, giang mai hoặc chlamydia trước khi bắt đầu PrEP.

Nguồn who.int

2 . Đột quỵ đang gia tăng ở người trẻ, khoa học phát hiện liên quan đến nhóm máu

Nghiên cứu mới, được công bố hôm 31.8 trên tạp chí nghiên cứu thần kinh Neurology đã phát hiện những người trẻ nhóm máu A có thể có nguy cơ đột quỵ cao hơn.Người trẻ nhóm máu A có nguy cơ đột quỵ cao hơn 16% so với các nhóm máu khác. Ngược lại, người trẻ nhóm máu O có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 12%, theo Study Finds.

Điều lớn nhất để giảm nguy cơ đột quỵ là theo dõi huyết áp, sống một lối sống lành mạnh và năng động.

Nguồn: thanhnien.vn

3.  Đã tìm ra thủ phạm gây "viêm phổi lạ" tử vong 36% bùng phát ở Argentina

Bộ Y tế Argentina đã tìm ra thủ phạm gây "viêm phổi lạ", là vi khuẩn nguy hiểm Legionella.

Legionella, đặc biệt là vi khuẩn L.neumophila, từ lâu đã liên quan đến việc bùng phát các chùm ca bệnh viêm phổi nặng. Hình thức lây truyền phổ biến nhất là hít phải các hạt aerosols - tức các hạt chất lỏng li ti dạng sương mù trong không khí - mang vi khuẩn.

Nguồn: nld.com.vn

VIỆT NAM

1. Sáng 6/9: Bệnh nhân COVID-19 nặng tăng nhanh, theo dõi chặt sự xuất hiện các biến thể mới

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số ca mắc mới COVID-19 và bệnh nhân nặng đang gia tăng tại các cơ sở điều trị. Số bệnh nhân tử vong cũng liên tục ghi nhận những ngày gần đây; Tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh, nhất là sự xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

2. Sở Y tế TP.HCM tiếp tục kêu gọi phụ huynh đưa trẻ đi tiêm vắc xin COVID-19

Sở Y tế TP.HCM khuyên các bậc phụ huynh đừng nghe những lời đồn đại thiếu cơ sở khoa học mà không đồng thuận cho con em được tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Cho đến thời điểm hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới khẳng định vắc xin là vũ khí tốt nhất và an toàn nhất giúp bảo vệ con người trước sự tấn công của đại dịch COVID-19, vốn vẫn còn diễn biến rất phức tạp.

Nguồn: tuoitre.vn

3. Cảnh báo ngộ độc khi dùng vitamin D liều cao, kéo dài

Vitamin D giúp cơ thể sử dụng canxi và phốt pho để làm cho xương và răng chắc khỏe. Khi thiếu hụt vitamin D có thể gây ra còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn, nhưng thừa lại gây độc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

 Đình Lễ, Thùy Uyên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan