Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 23/06/2022


Khi có dấu hiệu chuyển nặng sốt xuất huyết, cha mẹ không nên chủ quan mà cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra, kịp thời chẩn đoán và điều trị.
Ngồi hơn 8 tiếng mỗi ngày tăng 50% nguy cơ đột quỵ. Các nghiên cứu cho thấy thai kỳ không làm nặng thêm tình trạng bệnh ung thư. Uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước, chườm đá và tắm bồn nước ấm giúp bé hạ sốt an toàn.
Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 23/06/2022

THẾ GIỚI
1.Pháp đương đầu với làn sóng dịch mới, số ca tử vong do COVID-19 tăng cao ở Hàn Quốc 2 tháng liên tiếp
Đến sáng 23/6, thế giới có trên 546,29 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,34 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này. 
Pháp đang đối mặt với một làn sóng mới của dịch COVID-19 do các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây ra. Đây là nhận định được Giám đốc Trung tâm tiêm chủng quốc gia Pháp Alain Fischer đưa ra ngày 22/6 trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tại nước này vào ngày 21/6 tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng qua, với hơn 95.000 ca. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, tháng 4 vừa qua là tháng có số ca tử vong do COVID-19 cao thứ hai tại nước này.
Nguồn: vtv.vn

2.Thiếu sự đổi mới làm giảm hiệu suất của kháng sinh
Theo báo cáo hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới, việc phát triển các phương pháp điều trị kháng khuẩn mới là không đủ để giải quyết mối đe dọa ngày càng tăng của tình trạng kháng kháng sinh. Vào năm 2021, chỉ có 27 loại kháng sinh mới được phát triển lâm sàng chống lại các mầm bệnh ưu tiên , giảm so với 31 sản phẩm trong năm 2017. Tiến sĩ Hanan Balkhy, Trợ lý Tổng giám đốc WHO về kháng thuốc cho biết: "Điều này đặt ra một thách thức nghiêm trọng trong việc vượt qua đại dịch kháng thuốc ngày càng leo thang và khiến mỗi người trong chúng ta ngày càng dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, kể cả những bệnh nhiễm trùng đơn giản nhất”
Nguồn: who.int

3.Nỗ lực cứu trợ hàng triệu người mắc kẹt trong lũ lụt tại Bangladesh và Ấn Độ
Ngày 22/6, chính quyền Bangladesh đã tăng cường cứu trợ cho hàng triệu người đang gặp khó khăn sau đợt mưa lớn gây lũ lụt kinh hoàng trên 1/4 lãnh thổ nước này. Ít nhất 17 trong số 64 tỉnh, phần lớn ở khu vực Sylhet ở phía Bắc và Đông Bắc của Bangladesh, ngập trong nước lũ. Chính quyền Bangladesh cho biết, có ít nhất 36 người thiệt mạng và khoảng 4,5 triệu người bị mắc kẹt. Lũ lụt cũng đe dọa ảnh hưởng đến nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và việc cung cấp nước sạch.

4.Ngồi hơn 8 tiếng mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Hội Y khoa Mỹ (JAMA), ngày 20/6, do các nhà khoa học tại Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc và Đại học Simon Fraser thực hiện cho thấy người ngồi hơn 8 tiếng một ngày có nguy cơ tử vong vì bệnh tim nói chung cao hơn 20%. Những người ngồi nhiều giờ nhất, ít tập thể dục có tỷ lệ tử vong sớm vì đau tim hoặc đột quỵ cao hơn 50%.
Nguồn: vnexpress.net

VIỆT NAM
1.Sốt xuất huyết tăng 97%, chuyên gia khuyến cáo những dấu hiệu cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế sớm
Theo các chuyên gia, phác đồ hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, một số triệu chứng sau cần phải đưa người bệnh tới cơ sở y tế gồm: Chảy máu (Các chấm hay đốm màu đỏ trên da; Chảy máu mũi, lợi; Nôn ra máu; Đi ngoài phân đen; Kinh nguyệt ra nhiều/chảy máu âm đạo); Nôn liên tục; Đau bụng dữ dội; Lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật; Xanh tím, tay và chân lạnh ẩm; Khó thở. "Do đó, cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ gặp các biểu hiện trên, cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra, kịp thời chẩn đoán và điều trị"- BSCK II Nguyễn Minh Tiến - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) khuyến cáo.
Nguồn: suckhoedoisong.vn

2.Sau điều trị ung thư, bao lâu thì có thể mang thai?
ThS.BS chuyên khoa II Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng Khoa Ung bướu Bệnh viện TP Thủ Đức (TP HCM) cho biết các nghiên cứu cho thấy thai kỳ không làm nặng thêm tình trạng bệnh ung thư; nếu có thì có thể là do việc trì hoãn điều trị trong giai đoạn có thai. Cũng giống như phụ nữ, các phương pháp điều trị ung thư đều có thể ảnh hưởng đến khả năng có con của đàn ông. Do đó bệnh nhân nên để có con ít nhất 6 tháng sau ngưng điều trị.
Nguồn: nld.com.vn

3.Báo động thiếu dung dịch cao phân tử chống sốc sốt xuất huyết
Số ca mắc sốt xuất huyết vẫn đang tăng mạnh nhưng theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), hiện các cơ sở khám chữa bệnh đang gặp khó khăn khi không có dung dịch cao phân tử HES 200.000, Dextran 40 để chống sốc sốt xuất huyết. Cục Quản lý dược cũng kiến nghị các bệnh viện dự trù mua sắm, ký hợp đồng từ 6 tháng trước khi bắt đầu thời điểm dịch bệnh để có nguồn hàng cung ứng kịp thời.
Nguồn: tuoitre.vn
 
4.4 cách hạ sốt an toàn cho trẻ
Cách 1: Dùng thuốc hạ sốt với liều tùy vào cân nặng, thể trạng của từng trẻ. Cách 2: Khi trẻ bị sốt, nếu nhiệt độ chưa cao ở mức 38,5 độ, phụ huynh chưa vội cho con uống thuốc mà nên hạ sốt cho con bằng cách cho con uống nhiều nước. Cách 3: Phụ huynh nên cho trẻ tắm trong nước ấm cho đến khi nước nguội về nhiệt độ thường. Cách 4: Chườm khăn lạnh hoặc túi chườm lạnh lên trán là cách phổ biến nhiều phụ huynh dùng để hạ sốt cho con. 
Nguồn: vnexpress.net

Thu Loan, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp


Câu hỏi liên quan