Điểm tin nhanh ngày 11/11/2022
Đổ bệnh do lạm dụng thực phẩm siêu chế biến; Nhiều người ốm vặt kéo dài sau đại dịch; Trẻ bị các vết bỏng lớn, gia đình vẫn để ở nhà bôi thuốc theo lời mách
Indonesia thu hồi giấy phép của hai công ty sản xuất thuốc dạng siro; Tiêm vắc xin giảm 80% tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi do cúm mùa
Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 11/11/2022
THẾ GIỚI
1. Indonesia thu hồi giấy phép của hai công ty sản xuất thuốc dạng siro
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Indonesia hôm qua thông báo thu hồi giấy phép sản xuất của 2 công ty dược phẩm nội địa sản xuất thuốc dạng siro, do nghi ngờ liên quan đến hàng trăm ca tử vong của trẻ em bị tổn thương thận cấp tính.
Nguồn: vtv.vn
2. Tiêm vắc xin giảm 80% tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi do cúm mùa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả các loại vắc xin cúm đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm thiểu 70-80% tỷ lệ tử vong do cúm.(4) Để chủ động bảo vệ người lớn tuổi trong gia đình tránh nguy cơ nhiễm cúm mùa trong tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, cần tiêm phòng vắc xin cúm tăng cường miễn dịch ở người già.
Nguồn: thanhnien.vn
3. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ tổ chức hội nghị kỹ thuật chung về "COVID-19 Đại dịch: Ứng phó, Chuẩn bị, Khả năng phục hồi" vào ngày 16 tháng 12 năm 2022.
Đại dịch coronavirus năm 2019 (COVID-19) là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu bất thường ảnh hưởng đến mọi người và dân số trên toàn cầu và liên quan đến một loạt các lĩnh vực chính sách. Những nỗ lực quy mô lớn kể từ đầu năm 2020 nhằm phát triển các phương pháp điều trị, chẩn đoán và vắc-xin hiệu quả đã dẫn đến việc phê duyệt vắc-xin đầu tiên vào cuối năm 2020. Những nỗ lực này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về sự đáp ứng trong toàn bộ chuỗi giá trị của các công nghệ y tế liên quan đến COVID-19, từ nghiên cứu và phát triển các công nghệ đó đến quy định y tế, mua sắm, phân phối và sử dụng có trách nhiệm.
Nguồn: who.int
VIỆT NAM
1. Đổ bệnh do lạm dụng thực phẩm siêu chế biến
Đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội, đặc biệt là những người bận rộn, thực phẩm siêu chế biến như đồ đóng gói, đồ hộp, thức ăn nhanh trở nên thịnh hành, hạn sử dụng có khi đến 2-3 năm.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi bữa ăn cần có đủ bốn nhóm thực phẩm (nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và muối khoáng). Với thức ăn nhanh, do đây là nhóm thực phẩm đã chế biến công nghiệp nên thiếu các thành phần vi lượng và chất khoáng. Do đó, thức ăn nhanh thường thiếu và mất cân đối về dinh dưỡng.
Chưa kể đến vấn đề không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu lựa chọn thực phẩm đầu vào không được kiểm soát chặt chẽ, sử dụng các chất phụ gia trong tẩm ướp và các dụng cụ chứa đựng thực phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh.
Nguồn: tuoitre.vn
2. Nhiều người ốm vặt kéo dài sau đại dịch
Nhiều người ốm sốt dai dẳng cả tháng trời không dứt, cơ thể suy kiệt; các bác sĩ cho rằng do hệ miễn dịch yếu trong khi thời tiết thay đổi, dịch chồng dịch.
Nhiều người cho hay tình trạng ốm vặt xuất hiện từ khi nước ta quay lại với trạng thái bình thường mới, những quy định chống dịch dần nới lỏng. Lý giải tình trạng này, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM, cho rằng hai năm qua mọi người phải thực hiện giãn cách, không tụ tập đông người, bắt buộc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn... nên ít mắc bệnh hô hấp. Trong môi trường này, các loại virus ít có điều kiện bùng phát.
Nguồn: vnexpress.vn
3. Nguy hiểm: Trẻ bị các vết bỏng lớn, gia đình vẫn để ở nhà bôi thuốc theo lời mách
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận một bệnh nhi nam 5 tuổi nhập viện với vết bỏng lớn vùng lưng và mông.
Nguồn: vtv.vn
Tổn thương vùng lưng của bệnh nhi khi nhập viện. Ảnh: BVCC
Thu Loan, Bá Trình - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)