Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 30/06/2022


Trẻ em béo phì và phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết có nguy cơ diễn tiến nặng. Chống COVID-19 như chống giặc" tiêm vắc xin như một hình thức "nhà nhà chống giặc". Cho trẻ bú sữa mẹ trong tối thiểu 4 - 6 tháng đầu để phòng ngừa dị ứng thức ăn.

Cảnh báo bệnh đậu mùa khỉ lây lan ở phụ nữ mang thai và trẻ em. WHO nhấn mạnh "chúng ta không được tự mãn" và kêu gọi tiêm phòng đầy đủ, rửa tay, đeo khẩu trang ở nơi đông người… phòng COVID-19.

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 30/06/2022

THẾ GIỚI

1.WHO cảnh báo bệnh đậu mùa khỉ không ngừng lây lan các nhóm nguy cơ cao

Ngày hôm qua (29/6), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, bệnh đậu mùa khỉ vẫn tiếp tục lây lan trên toàn thế giới, có thể tạo cơ hội để virus lây lan đến các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc trẻ em.

Nguồn vov.vn

2. Liên hợp quốc hành động vì an toàn đường bộ toàn cầu

Mỗi năm, tai nạn giao thông đường bộ gây ra gần 1,3 triệu ca tử vong có thể phòng tránh được và ước tính khoảng 50 triệu người bị thương - trở thành kẻ giết người hàng đầu đối với trẻ em và thanh niên trên toàn thế giới. Cứ mười trường hợp tử vong do giao thông đường bộ thì có 9 người xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Một trong bốn người là người đi bộ hoặc người đi xe đạp.

Trước mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng do chấn thương giao thông đường bộ, WHO và các ủy ban khu vực của Liên hợp quốc, hợp tác với các đối tác khác, đã khởi động Kế hoạch toàn cầu cho Thập kỷ hành động vì an toàn đường bộ 2021-2030. Cùng với mục tiêu giảm 50% số ca tử vong và thương tích do giao thông đường bộ vào năm 2030,

Nguồn:  who.int

3. Hàn Quốc cấp phép vaccine COVID-19 nội địa đầu tiên

Hàn Quốc hôm qua đã cấp phép sử dụng vaccine GBP510, vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên của nước này.

Không giống như các loại vaccine phòng COVID-19 được bào chế theo công nghệ mRNA, vector virus hoặc virus bất hoạt, GPB510 được phát triển từ các protein hình thành các hạt siêu nhỏ kèm các mảnh của virus SARS-CoV-2.Vaccine gồm 2 liều và tiêm cách nhau 4 tuần.

Nguồn: vtv.vn

4. "Không được tự mãn" trước Covid-19

Campuchia vừa phát hiện một số ca Covid-19 mới ở một nhóm người chuẩn bị rời đi nước ngoài cũng như ở một số người nhập cảnh, chấm dứt 52 ngày không ghi nhận ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng tại nước này.

Châu Âu cũng đang chứng kiến sự gia tăng trở lại của số ca Covid-19 mới, buộc giới chức nhiều nước phát đi thông điệp cảnh báo. Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Henri P.Kluge hôm 29-6 cho biết số ca Covid-19 mới đã tăng gấp đôi khắp châu Âu vào tháng rồi, gây lo ngại quá tải y tế khi số ca bệnh nặng cũng tăng theo.

Nguồn:  nld.com.vn

VIỆT NAM

1. Sáng 30/6: Chưa quốc gia nào công bố coi COVID-19 là bệnh lưu hành; Viên bi sắt hoen gỉ 'lạc vào' hốc mũi bé trai 4 tuổi

Tại dự thảo mới nhất về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, Bộ Y tế vẫn đề xuất COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, chưa là bệnh lưu hành; Chưa quốc gia nào công bố coi COVID-19 là bệnh lưu hành; Viên bi sắt hoen gỉ 'lạc vào' hốc mũi bé trai.... là những thông tin nổi bật của bản tin sáng.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

2. Sốt xuất huyết 'tấn công'... người lớn

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết tại TP.HCM gây tử vong đã lên đến 10 ca, trong đó có 7 người lớn, 3 trẻ em. Trong số 7 người lớn có 2 thai phụ.

Hiện nay, số người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết tại TP.HCM đã nhiều hơn trẻ em nhưng thực tế có không ít người lớn cho rằng sốt xuất huyết là bệnh thường xảy ra ở trẻ em nên có tâm lý chủ quan, khi có triệu chứng sốt thường tự điều trị tại nhà mà không đến bệnh viện khám bệnh.

Nguồn: tuoitre.vn

3. Thứ trưởng Y tế: 'Địa phương phải đi từng ngõ, gõ từng nhà để tiêm vaccine Covid'

Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng các địa phương phải "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" yêu cầu tiêm vaccine Covid-19 nhằm ngăn chặn dịch bùng phát trở lại.

Thủ tướng đã chỉ đạo các biện pháp chống dịch gồm "vaccine, thuốc, công nghệ thông tin, ý thức của người dân". Trong đó địa phương phải "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" xem ai chưa tiêm thì yêu cầu đi tiêm. Nội dung và nhóm người cần tiêm cũng đã được Chính phủ quy định.

Nguồn: vnexpress.net

4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây dị ứng thức ăn ở trẻ mà cha mẹ cần biết

Dị ứng thức ăn là tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một protein có trong thức ăn. Biểu hiện với nhiều triệu chứng và mức độ khác nhau, nhưng phần lớn đều gây khó chịu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, hiểu biết những nguy cơ để phòng tránh là vô cùng quan trọng.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Đình Lễ, Thùy Uyên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan