Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 18/06/2022


Phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết dễ trở nặng và gặp các biến chứng. Việc phòng ngừa muỗi đốt để ngăn ngừa sốt xuất huyết là vô cùng quan trọng.

WHO ghi nhận 2.103 ca đậu mùa khỉ ở 42 nước, WHO triệu tập họp khẩn cấp. Mỹ cấp phép khẩn cấp 2 loại vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 6 tuổi. Biến thể Omicron ít có khả năng gây hội chứng COVID kéo dài.

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 18/06/2022

THẾ GIỚI

1.WHO ghi nhận 2.103 ca đậu mùa khỉ ở 42 nước

Ngày 17-6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết họ đã nhận được báo cáo về 2.103 ca đậu mùa khỉ và một ca nghi nhiễm, trong đó có một trường hợp tử vong. Hầu hết các ca bệnh được ghi nhận trong tháng 5-2022.

Theo báo cáo của WHO, Anh hiện có 524 ca bệnh, là nước ghi nhận nhiều ca đậu mùa khỉ nhất. Kế đến là Tây Ban Nha (313 ca), Đức (263 ca), Bồ Đào Nha (241 ca) và Canada (159 ca).

Nguồn tuoitre.vn

2. Tuyên bố tạm thời về thành phần của vắc xin COVID-19 hiện tại

Các mục tiêu chính của việc tiêm chủng COVID-19 sử dụng các loại vắc xin hiện được cấp phép tiếp tục là giảm tỷ lệ nhập viện, bệnh nặng và tử vong, và bảo vệ hệ thống y tế. Việc sử dụng vắc-xin hiện được cấp phép dựa trên vi-rút chỉ số (tức là vi-rút được xác định từ những ca nhiễm COVID-19 đầu tiên vào tháng 12 năm 2019) mang lại mức độ bảo vệ cao chống lại các kết quả bệnh nặng cho tất cả các biến thể, bao gồm cả Omicron với liều tăng cường.

Nhóm Cố vấn Kỹ thuật về Thành phần Vắc xin COVID-19 (TAG-CO-VAC)  là một nhóm chuyên gia độc lập đã tiếp tục đánh giá các tác động sức khỏe cộng đồng của các Biến thể Đáng quan ngại của SARS-CoV-2 (VOC) đối với hoạt động của COVID -19 vắc-xin để đưa ra các khuyến nghị kịp thời về các sửa đổi tiềm năng đối với thành phần chủng vắc-xin. Kể từ khi được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ định Omicron VOC vào tháng 11 năm 2021, TAG-CO-VAC đã theo dõi chặt chẽ tác động của Omicron đối với hiệu suất của vắc xin COVID-19 được cấp phép hiện tại để xem xét liệu có sự thay đổi trong COVID- 19 thành phần vắc xin có thể được bảo hành . Q

Nguồn who.int

3. Mỹ cấp phép khẩn cấp 2 loại vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 6 tuổi

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ FDA hôm qua đã thông báo cho phép sử dụng khẩn cấp hai loại vaccine phòng COVID-19 do Pfizer và Moderna sản xuất để sử dụng cho trẻ em.

Cụ thể, trong thông báo của FDA, cơ quan này cho phép vaccine do Pfizer sản xuất, được cho phép sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi, trong khi vaccine do Moderna sản xuất, được phép sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi. Vaccine của Moderna cũng được phép sử dụng cho trẻ em từ 6 đến 17 tuổi.

Nguồn: vtv.vn

4. Biến thể Omicron ít có khả năng gây hội chứng COVID kéo dài

Các nhà nghiên cứu tại Đại học King's College London đã sử dụng dữ liệu từ ứng dụng nghiên cứu triệu chứng ZOE COVID. Họ phát hiện ra rằng tỷ lệ phát triển các triệu chứng COVID kéo dài sau khi nhiễm Omicron thấp hơn từ 20-50% so với Delta. Con số này thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân và thời điểm tiêm vaccine gần nhất của họ.

Mặc dù nguy cơ mắc COVID kéo dài đối với biến thể Omicron thấp hơn, nhưng nhiều người bị nhiễm biến thể này hơn, nên con số bị ảnh hưởng hiện nay cao hơn.

Nguồn:  vov.vn

5.  Bệnh đậu mùa khỉ tiếp tục lan rộng, WHO triệu tập họp khẩn cấp vào tuần tới

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới nói: "Sự bùng phát dịch đậu mùa khỉ trên toàn cầu rõ ràng là bất thường và đáng lo ngại. Chúng tôi đã quyết định triệu tập Ủy ban khẩn cấp theo Quy định Y tế Quốc tế vào tuần tới để đánh giá xem đợt bùng phát này có phải là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng hay không".

WHO cảnh báo khả năng bệnh đậu mùa khỉ lây lan hơn nữa trong những tháng mùa Hè, thời điểm diễn ra nhiều hoạt động đi lại, lễ hội hay tiệc tùng và mọi người tụ tập nhiều hơn. WHO nhấn mạnh, sẽ kiềm chế bùng phát dịch bệnh bằng cách ngăn chặn hết mức có thể sự lây nhiễm từ người sang người. WHO khyến nghị người dân cảnh giác và báo với cơ quan y tế khi phát hiện các vết phát ban hoặc tổn thương giống các triệu chứng của đậu mùa khỉ trên cơ thể.

Nguồn: vtv.com.vn

VIỆT NAM

1. Sáng 18/6: Cả nước còn hơn 1,1 triệu người mắc COVID-19 đang theo dõi, điều trị; chỉ có 42 F0 nặng

Theo Bộ Y tế đến nay đã có gần 9,6 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta khỏi bệnh; hiện còn hơn 1,1 triệu F0 đang theo dõi, điều trị; trong đó chỉ có 42 ca nặng; Cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ…

Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng. Xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 giai đoạn 2022 - 2023.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

2. Phụ nữ mang thai có truyền virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết cho con không?

Thai phụ bị nhiễm sốt xuất huyết có nguy cơ trở nặng cao hơn những đối tượng khác. Một câu hỏi được nhiều người đưa ra, virus gây bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai có thể truyền sang con trong thời gian mang thai và sau sinh hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả trả lời câu hỏi này.

Cho tới hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy phụ nữ mang thai mắc sốt suất huyết có thể lây cho trẻ, ngay cả trong y văn cũng chưa thấy. Nhưng thực tế cho thấy rằng khi phụ nữ mang thai có thể truyền virus Dengue gây sốt xuất huyết cho con.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

3. Các biện pháp tránh muỗi đốt phòng sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả

Bên cạnh việc chủ động thực hiện các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy theo khuyến cáo của ngành y tế như: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước; Thả các loại cá nhỏ, cá bảy màu, cọ rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp...), dọn vệ sinh môi trường… để diệt lăng quăng, bọ gậy, để tránh muỗi vào đẻ trứng, trú ẩn, thì mỗi gia đình có thể tham khảo tác dụng của một số  thảo dược tự nhiên có tác dụng đuổi muỗi tốt nhất hiệu quả để tránh muỗi đốt phòng sốt xuất huyết .

Nguồn:  m.baophapluat.vn

4. Nguy cơ đột qụy khi gắng sức chơi thể thao

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp người tập luyện khỏe mạnh và có thân hình cân đối nhưng nếu tập luyện gắng sức sẽ gây ra những tác hại tới sức khỏe. Có người đột qụy sau tập thể thao mới biết mình bị dị tật tim mạch. Mối lo ngại về đột tử càng tăng lên khi các phong trào thể dục thể thao ngày càng phát triển nhưng người tham gia phong trào thường thiếu ý thức về sức khỏe bản thân và cách tập luyện an toàn.

Nguồn sggp.org.vn

Đình Lễ, Thùy Uyên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan