Quản Cáo  Topbanner

Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home2/hcdcvna2/public_html/lib/redDirectory.php on line 98

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 28/05/2022


Điểm tin nhanh ngày 28/05/2022

Trẻ mắc sốt xuất huyết hạ sốt, coi chừng dấu hiệu chuyển nặng. Khi trẻ hết sốt vào ngày thứ 4, thứ 6 thì càng phải theo dõi sát hơn vì đây là giai đoạn bệnh có thể trở nặng với các dấu hiệu cần biết.

Thế giới sẽ kiểm soát được bệnh đậu mùa khỉ nếu hành động sớm. Việt Nam đến nay hơn 9,43 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi bệnh; hiện còn hơn 1,24 triệu người đang theo dõi, điều trị. Bộ Y tế hướng dẫn cách 'thoát' khỏi vấn đề về giọng nói hậu COVID-19. Hoại tử bàn chân do chữa bỏng theo lời thầy lang...

 

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 28/5/2022

 

THẾ GIỚI

1.S ca mc và t vong do COVID-19 đang đà gim trên toàn cu, Trung Quc ghi nhn người mc khu vc biên gii

Đến sáng 28/5, thế giới có trên 530,63 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,308 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, số ca mắc và tử vong mới do COVID-19 vẫn đang trên đà giảm trên toàn cầu từ mức cao nhất hồi tháng 1.

Ngày 27/5, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo đã ghi nhận tình trạng lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng không rõ nguồn gốc tại các khu vực biên giới của tỉnh Cát Lâm, Đông Bắc nước này. Theo NHC, dịch bệnh có xu hướng lây lan từ các khu vực biên giới tới vùng nội địa. Tỉnh Cát Lâm có biên giới giáp cả Nga và Triều Tiên. Hiện chưa rõ chính xác khu vực nào đang chịu ảnh hưởng và bao nhiêu ca mắc COVID-19 mới được phát hiện.

Nguồn: vtv.vn

 

2.Cnh báo v sn phm y tế: Intratect

Cảnh báo về sản phẩm y tế của WHO đề cập đến bốn lô Intratect bị làm giả được báo cáo từ Brazil (tháng 9/2021), Ấn Độ (tháng 2/2022), Bolivia (tháng 4/2022) và Ai Cập (tháng 4/2022). Được biết, Intratect chính hãng chứa globulin miễn dịch bình thường của con người được sử dụng để điều trị những bệnh nhân không có đủ kháng thể (liệu pháp thay thế) hoặc để điều trị những bệnh nhân mắc một số rối loạn viêm (điều hòa miễn dịch). WHO yêu cầu tăng cường giám sát trong chuỗi cung ứng của các quốc gia và khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi những sản phẩm giả mạo này.

Nguồn: who.int

 

3.Thế gii s kim soát được bnh đậu mùa kh nếu hành động sm

Phát biểu tại Đại hội đồng Y tế thế giới ở Geneve (Thụy Sĩ), Tiến sỹ Sylvie Briand, quan chức phụ trách lĩnh vực kiểm soát nguy cơ lây nhiễm toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhấn mạnh, hiện cần ưu tiên kiểm soát bệnh đậu mùa khỉ ở các nước vốn hiếm khi ghi nhận căn bệnh này. Bà Briand khẳng định, thế giới vẫn còn cơ hội ngăn ngừa bệnh lan rộng hơn, đồng thời hối thúc người dân không nên lo lắng bởi tốc độ lây lan hiện nay chậm hơn nhiều so với các virus khác, chẳng hạn như virus Corona.

Nguồn: vtv.vn

 

4.Dch COVID-19 Triu Tiên: Làn sóng ca st đang gim đi, s người t vong thp

Truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết, giới chức y tế nước này đang kiểm tra các sông hồ, không khí, nước thải sinh hoạt, rác thải để tìm virus SARS-CoV-2. Đồng thời đẩy mạnh việc xét nghiệm và khử trùng trên khắp đất nước, sau khi báo cáo tuần này đưa ra xu hướng "ổn định" của các ổ dịch, bao gồm những dấu hiệu cho thấy làn sóng ca sốt đang giảm đi và số người tử vong tương đối thấp.

Nguồn: vtv.vn

 

VIỆT NAM

1.Sáng 28/5: B Y tế hướng dn cách 'thoát' khi vn đề v ging nói hu COVID-19

Bộ Y tế cho biết, đến nay hơn 9,43 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi bệnh; hiện còn hơn 1,24 triệu người đang theo dõi, điều trị.

Theo Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19 (còn gọi là hậu COVID-19) của Bộ Y tế COVID-19 có thể gây đau họng, ho khó chịu và cảm giác chất nhầy đọng lại trong cổ họng, do đó người mắc COVID-19 cảm thấy cần phải hắng giọng thường xuyên. Theo đó, Bộ Y tế đưa ra các lời khuyên cho các vấn đề với giọng nói như: cố gắng uống đủ nước; Đừng căng giọng, cao giọng hoặc la hét; Xông hơi nước (trùm khăn lên đầu và hít vào với hơi nước từ bát nước sôi) trong 10 -15 phút có thể giúp cấp ẩm cho đường thanh âm; Tránh các loại thức ăn khó tiêu, tránh ăn khuya; Bỏ hút thuốc, không uống rượu; Sử dụng các cách giao tiếp khác, chẳng hạn như viết, nhắn tin...

Nguồn: suckhoedoisong.vn

 

2.Tr mc st xut huyết h st, coi chng du hiu chuyn nng

PGS.TS Phạm Văn Quang - Trưởng khoa hồi sức tích cực chống độc - Bệnh viện Nhi đồng (TP.HCM) cho biết, hiện nay đã vào mùa mưa và dịch sốt xuất huyết đang tăng cao tại TP.HCM. "Khi trẻ hết sốt vào ngày thứ 4, thứ 6 thì càng phải theo dõi sát hơn vì đây là giai đoạn bệnh có thể trở nặng. Các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết trở nặng bao gồm: trẻ lừ đừ, đau bụng, nôn ói nhiều, tay chân lạnh, tiểu ít, than mệt, nôn ra máu, tiêu phân đen sệt...", ông Quang nhấn mạnh.

Nguồn: vov.vn

3.Hoi t bàn chân do cha bng theo li thy lang

Bệnh nhân V.B. 33 tuổi  trú tại Chí Linh Hải Dương. Theo người bệnh cho biết, trước đó trong lúc nấu cơm do sơ suất bệnh nhân có bị bỏng dầu ăn vùng bàn chân 2 bên. Chỉ với một vết bỏng diện tích không lớn ở vùng bàn chân 2 bên, nhưng do tin lời thầy lang, nam thanh niên phải nhập viện gấp với tình trạng vết bỏng lở loét, bàn chân hoại tử nghiêm trọng, bốc mùi hôi thối. Qua trường hợp của bệnh nhân B, các bác sĩ khuyến cáo với những tổn thương bỏng do bất cứ nguyên nhân gì, hãy đến với cơ sở y tế hoặc liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn điều trị đúng cách.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

 

4.Huyết áp xáo trn hu COVID-19

Ở thời kỳ hậu Covid-19, một số bệnh nhân bị ảnh hưởng trên tim mạch, trên thận, như chức năng thận, tim kém đi, hoặc mắc một số bệnh lý như rối loạn nhịp, thiếu máu cơ tim... Tất cả những yếu tố đó đều làm cho huyết áp không ổn định. Nhiều trường hợp người bệnh Covid-19 bị rối loạn lo âu, trầm cảm sau khi khỏi bệnh, đây cũng là nguyên nhân khiến chỉ số huyết áp xáo trộn. Bác sĩ khuyến cáo cần đến cơ sở y tế khám để điều chỉnh lại thuốc huyết áp và tìm nguyên nhân tại sao huyết áp không ổn định.

Nguồn: vnexpress.net

 

Thu Loan, Thy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan