Quản Cáo  Topbanner

Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home2/hcdcvna2/public_html/lib/redDirectory.php on line 98

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 19/08/2022


Miễn dịch sau mắc COVID-19 và sau tiêm vắc xin không bền vững và lâu dài, khoảng 4 - 6 tháng sau tiêm thì miễn dịch sẽ giảm khiến người đã tiêm, đã mắc COVID-19 vẫn có thể tái nhiễm.

Theo các chuyên gia cứ hai người bị nhiễm biến thể Omicron thì có hơn một người không biết mình mắc bệnh. Nghiên cứu cho thấy virus thủy đậu kết hợp với virus mụn rộp (hoặc zona thần kinh) có thể gây ra bệnh Alzheimer. Lạm dụng thuốc giảm đau gây xuất huyết dạ dày...

 

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 19/08/2022

 

THẾ GIỚI

1.Biến thể Omicron nguy hiểm hơn đối với trẻ em, chủng phụ BA.4 và BA.5 lây lan mạnh ở Campuchia

Đến sáng 19/8, thế giới có trên 598,43 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,46 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này. Kết quả nghiên cứu công bố mới đây tại Nhật Bản cho thấy, biến thể Omicron nguy hiểm hơn đối với trẻ em. Tỷ lệ trẻ bị sốt trên 38°C và co giật do nhiễm biến thể Omicron cao hơn so với các biến thể lưu hành trước đó của COVID-19. Cụ thể, tỷ lệ trẻ từ 2 - 12 tuổi bị sốt trên 38°C chiếm hơn 39% và tỷ lệ trẻ bị co giật là 9,8%. Tỷ lệ này cao gấp 2 - 3 lần so với cuối năm 2021, khi biến thể Delta là chủ đạo.

Nguồn: vtv.vn

 

2.Nhiều người nhiễm biến thể Omicron thậm chí không nhận ra họ mắc COVID-19

Theo một nghiên cứu mới của Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Mỹ, hầu hết những người bị nhiễm biến thể Omicron thậm chí còn không nhận ra mình bị mắc COVID-19. Chuyên gia cho biết: "Cứ hai người bị nhiễm biến thể Omicron thì có hơn một người không biết mình mắc bệnh". Đa số không chỉ không nhận biết về bất kỳ triệu chứng bệnh nào mà chỉ 10% cho biết, nếu có bất kỳ triệu chứng nào, họ tin rằng đây là do cảm lạnh hoặc bệnh lây nhiễm khác gây ra.

Nguồn: vtv.vn

 

3.COVID-19 làm tăng nguy cơ mắc chứng sương mù não và mất trí nhớ

Những người từng mắc COVID-19 phải đối mặt với nguy cơ phát triển các bệnh thần kinh như rối loạn tâm thần, mất trí nhớ và sương mù não trong vòng hai năm sau khi nhiễm. Đây là kết quả của một nghiên cứu mới. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng người trưởng thành cũng phải đối mặt với nguy cơ lo lắng và trầm cảm, nhưng tình trạng này sẽ giảm bớt trong vòng hai tháng kể từ khi họ mắc COVID-19. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, biến thể Delta có liên quan đến nhiều rối loạn thần kinh và nguy cơ về bệnh tâm thần hơn so với biến thể Alpha và Omicron.

Nguồn: vtv.vn

 

4.Virus thủy đậu kết hợp virus mụn rộp thành bệnh nan y

Thí nghiệm thực hiện trên não người của Đại học Tufts và Đại học Oxford cho thấy virus thủy đậu kết hợp với virus mụn rộp (hoặc zona thần kinh) có thể gây ra bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học phỏng đoán tình trạng viêm nhiễm do virus herpes gây ra có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, bệnh Zona thường chỉ xảy ra một hoặc hai lần trong đời. Mốt số chuyên gia khác cho rằng tình trạng viêm, ảnh hưởng phụ của việc nhiễm virus gây ra các vấn đề về trí nhớ, không phải bản thân virus. Vì vậy, các loại virus khác cũng có thể là căn nguyên của Alzheimer.

Nguồn: vnexpress.net

 

VIỆT NAM

1.Xuất huyết dạ dày do tự ý dùng thuốc trị viêm khớp

Các bệnh lý viêm khớp gây đau, điều trị không hỏi hẳn và hay tái phát... là lý do nhiều bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau không steroid như diclofenac hoặc ibuprofen có tác giảm đau nhanh nên nhiều bệnh nhân lạm dụng. Nguyên tắc điều trị an toàn, hiệu quả và ngăn ngừa các tác dụng phụ của thuốc là cần được điều trị sớm, đúng phác đồ, tái khám định kỳ và tuyệt đối không tự mua thuốc về uống; không tự tăng, giảm hoặc ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

 

2.SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa, khó xác định tính chất nguy hiểm

Miễn dịch sau mắc COVID-19 và sau tiêm vắc xin không bền vững và lâu dài, khoảng 4 - 6 tháng sau tiêm thì miễn dịch sẽ giảm khiến người đã tiêm, đã mắc COVID-19 vẫn có thể tái nhiễm. PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết Không giống như vắc xin cúm mùa phải sản xuất lại vắc xin theo biến chủng mới, vắc xin COVID-19 không phải là vắc xin sản xuất theo biến chủng mới, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vắc xin vẫn có tác dụng với các biến chủng mới của SARS-CoV-2. Vì vậy, việc tiêm mũi nhắc lại hoàn toàn cần thiết để phòng bệnh, cho tất cả mọi người.

Nguồn: thanhnien.vn

3. Đột quỵ ở trẻ em, ít gặp nhưng nguy hiểm khó lường

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và tàn tật nếu không được phát hiện kịp thời. Đột quỵ ở trẻ em dù ít nhưng vẫn xảy ra. Đáng lưu ý, có xấp xỉ 40 - 50% trường hợp nhồi máu não trẻ em không tìm thấy nguyên nhân. Do đột quỵ ít xảy ra ở trẻ nhỏ nên hiện nay nhiều gia đình chưa thực sự phát hiện hoặc nghĩ đến bệnh này ở trẻ. Đột quỵ ở người lớn có các dấu hiệu ban đầu điển hình dễ nhận biết như miệng méo, nói ngọng, yếu liệt chân tay…Trong khi ở trẻ em dấu hiệu ban đầu khá mờ nhạt, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác vì biểu hiện không rõ ràng

TS.BS Nguyễn Lê Trung Hiếu - giảng viên bộ môn thần kinh Trường đại học Y Dược TPHCM, Trưởng khoa Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết: “Trẻ nhập viện và được can thiệp càng sớm, nguy cơ để lại di chứng càng thấp và thời gian hồi phục vận động cũng như ý thức, tri giác… nhanh hơn. Nếu không, trẻ có thể đối mặt với các di chứng nặng nề như liệt nửa người, mất khả năng nói, khả năng nhận thức, ghi nhớ kém, yếu liệt tay, chân… sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển, chất lượng sống và tương lai của trẻ

Nguồn: báo phụ  nữ

Thu Loan, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan