Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 01/7/2022


Tại TP.HCM, Nhiều người dân còn lơ là, chủ quan phòng, chống sốt xuất huyết. Bộ Y tế  cảnh báo: thuốc giảm đau, hạ sốt bị làm giả có tên Ophazidon. Ngày 30/6, WHO dự kiến sẽ đưa ra "cảnh báo COVID-19 cấp độ cao” ở châu Âu vào mùa hè này, kêu gọi các nước cẩn trọng khi số ca bệnh tăng gấp 3 lần trong tháng 6.

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 01/7/2022

THẾ GIỚI

1. Chủng phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh chóng mặt tại nhiều quốc gia

Đến sáng 30/6, thế giới có trên 552,28 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,35 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Tại châu Âu, ngành y tế cảnh báo, hai biến thể phụ của Omicron là BA.4 và BA.5 sẽ lây lan rộng khắp Liên minh châu Âu (EU). Mặc dù hiện phần lớn các nước EU đều ghi nhận tỷ lệ ca mắc hai biến thể này ở mức thấp nhưng cũng có nước (như Bồ Đào Nha) ghi nhận số ca mắc hai biến thể này tăng vọt. Còn tại Đức, biến thể phụ BA.5 đã trở thành biến thể chủ đạo gây bệnh COVID-19, chiếm khoảng một nửa số ca mắc mới COVID-19 ở nước này.

Nguồn vov.vn

2. WHO tăng cường ứng phó với cuộc khủng hoảng y tế đang diễn ra ở vùng Sừng châu Phi lớn hơn khi tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng trầm trọng

WHO đang mở rộng quy mô hoạt động ở miền đông châu Phi khi khu vực này phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng do xung đột, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt - bao gồm cả đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm - do biến đổi khí hậu, giá thực phẩm và nhiên liệu quốc tế tăng và tác động của đại dịch.

Các rủi ro về sức khỏe trong khu vực đang tăng lên, trong khi khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang giảm sút

Nguồn:  who.int

3. Châu Âu dự kiến “cảnh báo COVID-19 cấp độ cao” trong mùa hè này

Ngày 30/6, WHO dự kiến sẽ đưa ra "cảnh báo COVID-19 cấp độ cao” ở châu Âu vào mùa hè này, kêu gọi các nước cẩn trọng khi số ca bệnh tăng gấp 3 lần trong tháng 6.

WHO khuyến cáo, những người có các triệu chứng về bệnh đường hô hấp nên cách ly, tiêm vaccine bổ sung và đeo khẩu trang ở những nơi đông người.

Nguồn: vtv.vn

4. Hơn 40% người nhập viện thuộc nhóm suy giảm miễn dịch dù tiêm vắc xin Covid-19

Số ca mắc Covid-19 trên thế giới đang tăng trở lại. Người ghép thận, ung thư, viêm khớp tự miễn, lupus ban đỏ… khó chống lại Covid-19 một cách tối ưu nếu chỉ tiêm vắc xin. Nhiều nước như Anh, Hàn Quốc… chưa thể tiếp cận được kháng thể đơn dòng Evusheld, trong khi hàng ngàn người Việt Nam đã được tiêm ngừa.

Nguồn:  m.thanhnien.vn

5. Đậu mùa khỉ tấn công đến trẻ em, WHO "cảnh báo nóng"

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đậu mùa khỉ có khả năng trở thành dịch bệnh lan truyền lâu dài chứ không đơn thuần là một đợt bùng phát nữa.

Một số nghiên cứu quốc tế cho thấy virus đậu mùa khỉ đã chọn con người làm vật chủ từ vài năm qua, tức lây lan từ người sang người đã phổ biến từ lâu chứ không phải chủ yếu lây từ động vật sang người nữa.

Nguồn: nld.com.vn

VIỆT NAM

1. Sáng 1/7: Bộ Y tế nêu tên các tỉnh thành tiêm vaccine COVID-19 thấp; Ca nhiễm biến thể BA.5 có thể gia tăng

Bộ Y tế sáng nay 1/7 đã nêu tên một số tỉnh, thành phố tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và mũi 4 có tỷ lệ thấp; Biến thể phụ BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều quốc gia và đã xâm nhập vào Việt Nam, do đó trong thời gian tới các ca nhiễm biến thể này có thể gia tăng...

Nguồn: suckhoedoisong.vn

 

2. Nhiều người Sài Gòn lơ là phòng sốt xuất huyết

Dù đang nằm trong điểm nóng dịch bệnh, nhiều gia đình vẫn để hàng chục vật dụng chứa nước, tạo cơ hội cho muỗi vằn sinh sản, lây lan virus.

Giới chức khuyến cáo người dân cần tự giác dọn dẹp nhà cửa 15 phút mỗi ngày, phát quang bụi rậm xung quanh nhà, phun thuốc diệt muỗi, ngủ trong mùng, màn... Đồng thời, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cũng phải chủ động theo dõi, chỉ đạo vệ sinh, loại bỏ các điểm nguy cơ phát sinh ổ dịch lăng quăng.

Nguồn: vnexpress.net

3. Bộ Y tế cảnh báo thuốc Ophazidon giả

Ngày 30-6, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế có văn bản gửi sở y tế các địa phương liên quan mẫu thuốc giảm đau, hạ sốt bị làm giả có tên Ophazidon.

Cục Quản lý dược đưa ra cảnh báo, đồng thời thông tin tới các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng sản phẩm Ophazidon giả.

Nguồn: tuoitre.vn

4. Cách ăn uống giúp kiểm soát cân nặng ở trẻ béo phì

Nhịp sống hiện đại cùng với sự bùng nổ của các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ uống công nghiệp đã làm gia tăng số lượng trẻ thừa cân, béo phì. Béo phì gây nhiều rủi ro cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy phải làm gì để kiểm soát cân nặng, bảo vệ sức khỏe của trẻ?

tốt nhất cha mẹ nên lựa chọn các thực phẩm nguyên chất như sữa không đường thay vì sữa có hương vị, nước tinh khiết thay cho nước ngọt, nước sốt không đường, hoặc trái cây tươi thay vì nước trái cây đóng hộp để loại bỏ lượng đường dư thừa, giúp bảo vệ sức khỏe và kiểm soát cân nặng ở trẻ.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Đình Lễ, Thùy Uyên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan