Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

HCDC: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống kiểm soát bệnh lây truyền trực tiếp của Thành phố Hồ Chí Minh


Sáng ngày 28/6/2023, Sở Khoa học Công nghệ đã tổ chức nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ về “Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cap chất lượng và hiệu quả Hệ thống kiểm soát bệnh lây truyền trực tiếp của TPHCM” do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) chủ trì phối hợp với các đơn vị công nghệ thông tin Trung tâm Ứng dụng thông tin địa lý TPHCM (HCMGIS), Công ty BAKCO, và Công ty NOVA SQUARE thực hiện. Đề tài đã được thực hiện từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 5 năm 2023.

 

Buổi nghiệm thu diễn ra với sự tham dự của Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ, do TS.BS. Lê Trường Giang, Hội Y tế công cộng TP.HCM, làm Chủ tịch Hội đồng. Thành viên trong Hội đồng bao gồm TS. Nguyễn Minh Nam từ Công ty Việt Bản đồ, TS.BS. Nguyễn Vũ Thượng từ Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh, TS. Nguyễn Đức Dũng từ Trường Đại học Bách khoa và đại diện từ Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh. Buổi nghiệm thu cũng có sự tham gia của ThS. Trịnh Thái Xiêm, đại diện từ Sở Khoa học và Công nghệ.

Buổi báo cáo nghiệm thu diễn ra trong một tinh thần nghiêm túc và trang trọng.

 

Trình bày báo cáo nghiệm thu, đại diện nhóm nghiên cứu phân tích: từ thực tiễn của Thành phố cho thấy các bệnh lây truyền trực tiếp là nhóm bệnh khá phổ biến như tay chân miệng, sởi và gần đây nhất là COVID-19, đòi hỏi phải có một hệ thống kiểm soát đủ mạnh, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Một hệ thống kiểm soát dịch bệnh bao gồm các thành phần như nhân sự, cơ sở vật chất và trang thiết bị, hệ thống thông tin; và muốn để hệ thống này hoạt động hiệu quả thì cả 3 thành phần phải được đầu tư đồng bộ với nhau. Trong khuôn khổ nhiệm vụ khoa học công nghệ này, nhóm nghiên cứu thực hiện đánh giá toàn bộ hệ thống hiện hành, từ đó đề xuất bộ quy trình vận hành hệ thống trên cơ sở ứng dụng phần mềm quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý để đánh giá diễn biến dịch theo không gian, thời gian và ứng dụng blockchain để đảm bảo tính bảo mật, an toàn của cả hệ thống. Bên cạnh đó, những đánh giá về nguồn nhân lực và trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất của hệ thống hiện tại cũng sẽ được HCDC tham khảo để đưa tham mưu Sở Y tế các kế hoạch nâng cao chất lượng công tác phòng chống dịch bệnh của Thành phố. Bên cạnh báo cáo giới thiệu hệ thống thông tin, nhóm nghiên cứu đã diễn tập 03 kịch bản thường xảy ra trong thực tiễn, qua đó cho thấy hệ thống thông tin mới khắc phục được các hạn chế của cách làm hiện tại như rút ngắn thời gian từ khi ca bệnh được báo cáo đến khi được xử lý, chuyển gửi thông tin được kiểm soát, thông tin điều tra – xử lý được lưu trữ đầy đủ và trình bày trực quan giúp việc ra quyết định được thuận lợi.

Nhận xét về kết quả thực hiện của nhóm nghiên cứu, các thành viên Hội đồng thống nhất đánh giá là “Đạt yêu cầu” đồng thời góp ý nhóm nghiên cứu cần làm rõ thêm khả năng kết nối cuả hệ thống mới với những hệ thống thông tin hiện đại, khả năng phát triển hệ thống trong tương lai và kiến nghị đơn vị chủ trì khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền để sớm triển khai sản phẩm nghiên cứu phục vụ công tác chống dịch tay chân miệng hiện nay của Thành phố.

Được biết đây là lần đầu tiên HCDC thực hiện một nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Thành phố kể từ khi thành lập vào năm 2019. Mặc dù phải căng mình làm nhiệm vụ trong suốt thời gian chống dịch COVID-19, nhưng nhóm nghiên cứu đã rất nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ. Đây là tiền đề cho HCDC thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ công tác chuyên môn trong thời gian tới.

 

ThS.BS Lê Hồng Nga, người đại diện cho nhóm nghiên cứu, đã báo cáo kết quả nghiệm thu của đề tài.

 

BS.CK2 Nguyễn Trí Dũng và đội ngũ nghiên cứu đã thể hiện sự ứng dụng thành công của công nghệ thông tin trong việc kiểm soát bệnh lây truyền trực tiếp.

 

TS.BS Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã đóng góp những ý kiến quan trọng và có giá trị cao.

 

TS.BS Nguyễn Vũ Thượng đã đóng góp những kiến thức chuyên môn quan trọng đối với việc hoàn thiện đề tài.

TS Nguyễn Minh Nam đã đóng góp những ý kiến giá trị liên quan đến công nghệ thông tin.

 

 

Kết quả nghiên cứu đã nhận được đánh giá tích cực từ Hội đồng tư vấn nghiệm thu.

 

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố


Câu hỏi liên quan