Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 08/07/2022


Bộ Y tế hướng dẫn điều trị hậu COVID-19 cho trẻ em tại nhà; Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị kịch bản ứng phó Covid-19 tái bùng phát; Sốc sốt xuất huyết quá nặng, nhập viện điều trị kéo dài khiến không ít bệnh nhi ở TPHCM bị ám ảnh, rối loạn tâm lý đến mức không dám cai máy thở
Ca mắc COVID-19 toàn cầu tăng gần 30% trong 2 tuần, châu Âu là tâm điểm đợt bùng phát dịch mới, Phong tỏa chống dịch ảnh hưởng mạnh đến kinh tế và đời sống ở Trung Quốc; Hàn Quốc cân nhắc tiêm chủng mũi 4 cho toàn dân sau khi ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng 

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 08/07/2022

THẾ GIỚI
1.Ca mắc COVID-19 toàn cầu tăng gần 30% trong 2 tuần, châu Âu là tâm điểm đợt bùng phát dịch mới
Đến sáng 8/7, thế giới có trên 558,18 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,36 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này. Châu Âu đang trải qua một đợt gia tăng số ca mắc COVID-19 mới. Trong đó, Pháp và Italy ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức cao trên 100.000 trường hợp/ngày. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, châu Âu đang là tâm điểm của sự bùng phát trở lại các ca nhiễm COVID-19 khi ngày càng có nhiều người tham gia các sự kiện quy mô lớn và đi du lịch.
Nguồn: vtv.vn

2.Phong tỏa chống dịch ảnh hưởng mạnh đến kinh tế và đời sống ở Trung Quốc
Trung Quốc đã siết chặt kiểm soát biên giới và hàng hóa nhập khẩu trong bối cảnh dịch COVID-19 tại nước này đang có dấu hiệu tăng mạnh trở lại. "Ác mộng" phong tỏa trở lại sau 2 tháng phong thành tại Thượng Hải, khi thành phố 25 triệu dân này ghi nhận 54 ca bệnh trong ngày 7/7.
Nguồn: vtv.vn

3.Ca mắc COVID-19 tăng, Hàn Quốc cân nhắc tiêm chủng mũi 4 cho toàn dân
Hàn Quốc ghi nhận 18.511 ca mắc COVID-19 mới. Đây là số ca nhiễm tăng liên tiếp trong mấy ngày nay. Hàn Quốc đang xem xét việc tiêm chủng vaccine COVID-19 mũi 4 cho toàn dân sau khi cân nhắc thấy việc hiệu quả miễn dịch của phần lớn người dân đã giảm.
Nguồn: vov.vn

4.Mối liên hệ giữa tình trạng hôn nhân và ung thư dạ dày
Các nhà khoa học ở Trung Quốc cho rằng cuộc sống độc thân có thể khiến bạn có nguy cơ tử vong vì ung thư dạ dày cao hơn. Các bệnh nhân trong nghiên cứu được chẩn đoán từ năm 2010 đến năm 2015. Phân tích cho thấy những người đã kết hôn có khả năng sống sót cao hơn 72%. Phụ nữ có khả năng vượt qua tốt hơn với tỷ lệ tử vong là 51% còn nam giới là 61%. Những người đã mất bạn đời thường yếu hơn. 
Nguồn: vietnamnet.vn

VIỆT NAM
1. Kịch bản ứng phó Covid-19 tái bùng phát tại TP HCM
Trước nguy cơ dịch có thể tái bùng phát, 37 bệnh viện tại TP HCM đã lập khoa điều trị Covid-19, bệnh viện dã chiến ba tầng 1.000 giường vẫn duy trì.
Tại cuộc họp báo ngày 07/7 về công tác phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP HCM, Bà Lê Thiện Quỳnh Như - Phó chánh văn phòng Sở Y tế, cho biết ngành y tế đã chuẩn bị sẵn kịch bản để thu dung điều trị F0 trong trường hợp Covid bùng phát trở lại. Để kịp thời thích ứng tình huống F0 tăng cao trở lại, Sở Y tế cũng yêu cầu các quận, huyện phải có kế hoạch sẵn sàng mở lại bệnh viện dã chiến. Thời gian tới, khi 100% bệnh viện trên địa bàn (trừ các bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ) thành lập khoa, đơn vị điều trị Covid thì tổng số giường sẽ được nâng lên 10.000, trong đó có 1.000 giường ICU.
Nguồn: vnexpress.vn
2. Suy dinh dưỡng giảm nhẹ, béo phì tăng nhanh tại Việt Nam
Việt Nam có tỉ lệ thừa cân béo phì khá thấp so với thế giới và khu vực. Tuy nhiên, đáng lo ngại là gánh nặng về mất cân bằng, đó là tình trạng suy dinh dưỡng ở khu vực nông thôn và tình trạng thừa cân béo phì ở khu vực thành thị.
PGS.TS Phạm Ngọc Khái, chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, thông tin tỉ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ em tại Việt Nam giảm từ 17,5% năm 2010 xuống còn 11,5% năm 2020. Nhưng tỉ lệ trẻ em thừa cân, béo phì lại tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020. "Thừa cân béo phì là căn bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chính là chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể chất; khẩu phần dư thừa chất bột tinh chế, quen sử dụng thực phẩm chế biến sẵn nhiều đường, nhiều chất béo, muối. Bên cạnh đó, sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều và một số nguyên nhân khác như di truyền, rối loạn nội tiết và chuyển hóa… Trong khi đó, suy dinh dưỡng thường là hậu quả của bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng"
Nguồn: tuoitre.vn
3. Bộ Y tế hướng dẫn điều trị hậu COVID-19 cho trẻ em tại nhà
Theo Bộ Y tế, phần lớn trẻ em sau nhiễm COVID-19 có triệu chứng nhẹ, điều trị ngoại trú và các triệu chứng sẽ khỏi sau 2-8 tuần. Tuy nhiên sau khi khỏi bệnh vẫn có một số trẻ có hội chứng hậu COVID-19 cấp tính...
Hội chứng sau nhiễm COVID-19 bao gồm:
- Triệu chứng hô hấp là thường gặp nhất.
- Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) ở trẻ em ít gặp nhưng nặng cần nhập viện cấp cứu. Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em xuất hiện sau mắc COVID-19 khoảng 02 - 06 tuần khi trẻ bị: Sốt; Tăng các chỉ số viêm (CRP ≥ 5 mg/L, máu lắng, procalcitonin); Tổn thương ≥ 2 cơ quan (da niêm, tiêu hóa, tim mạch, thận, hô hấp, huyết học, thần kinh)
Nguồn: suckhoedoisong.vn
4. Sốc sốt xuất huyết, nhiều trẻ bị ám ảnh nặng nề
Sốc sốt xuất huyết quá nặng, nhập viện điều trị kéo dài khiến không ít bệnh nhi ở TPHCM bị ám ảnh, rối loạn tâm lý đến mức không dám cai máy thở. Có em luôn nghĩ bản thân còn bệnh, cảm thấy bất an và đòi vào bệnh viện. Việc nằm viện kéo dài khiến tâm lý các bé rơi vào sợ hãi, không muốn tập trị liệu hô hấp. Với những trường hợp này, bác sĩ ngoài việc điều trị còn phải hỗ trợ tâm lý, cho người nhà vào động viên, để các bé hợp tác điều trị
Ngoài ta, trước sự phức tạp của sốt xuất huyết, nhiều phụ huynh lại đổ xô đi tiêm vắc xin ngừa cúm cho trẻ vì cho rằng vắc xin này có thể ngừa cả bệnh sốt xuất huyết, Theo PGS.TS.BS Phạm Văn Quang - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho rằng đây là nhận định sai lầm bởi về nguyên tắc, vắc xin bệnh nào chỉ ngừa bệnh đó. Tiêm vắc xin ngừa bệnh cúm cũng là việc nên làm, đặc biệt với trẻ ở nơi có thời tiết lạnh, nhưng vắc xin này không ngừa được SXH. Trường hợp bị sốt hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà
Nguồn: báo phụ nữ

 
Hơn một nửa trẻ sốt xuất huyết nặng điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM đều thừa cân, béo phì


Thu Loan, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan