Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 16/02/2023


Theo CDC của Mỹ, một số trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh không có triệu chứng khi sinh, nhưng nếu bệnh giang mai bẩm sinh không được điều trị, những đứa trẻ bị ảnh hưởng vẫn có thể phát triển các vấn đề sức khỏe không bình thường từ nhiều tuần đến nhiều năm sau đó

Giới chuyên môn cảnh báo hiện thời tiết tại TP HCM và các tỉnh Nam Bộ đang bắt đầu vào mùa nắng nóng, hiện tượng sốc nhiệt rất dễ xảy ra

THẾ GIỚI

1. Kháng sinh uống azithromycin có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng huyết và tử vong ở mẹ

Một thử nghiệm lâm sàng đa quốc gia cho thấy, chỉ một liều uống kháng sinh azithromycin duy nhất có thể làm giảm 1/3 nguy cơ nhiễm trùng huyết sau sinh và tử vong ở những phụ nữ sinh thường.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

2. Nguy cơ người dân mắc bệnh truyền nhiễm sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Với việc thiếu nước sạch, nhiều nạn nhân sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.

Nguồn: plo.vn

3. Bang Missisippi, Mỹ: Trẻ sơ sinh mắc giang mai tăng gần 10 lần trong những năm gần đây

Các bệnh viện trong tiểu bang Mississippi đã điều trị hơn 100 trường hợp mắc bệnh giang mai bẩm sinh vào năm 2021, so với 10 trường hợp vào năm 2016, theo một phân tích gần đây về dữ liệu thanh toán bệnh viện được chia sẻ với NBC News.

Nguồn: tienphong.vn

 

4. Tình huống phức tạp khiến cúm gia cầm tiếp tục lan rộng toàn cầu

Virus cúm gia cầm lưu hành đang lây nhiễm cho nhiều loài chim hoang dã hơn so với các phiên bản trước, bao gồm cả những loài không di cư xa.

Nguồn: zingnews.vn

 

VIỆT NAM

1. Cảnh báo sốc nhiệt do nắng nóng

Hiện tượng sốc nhiệt xảy ra với tất cả mọi người, thường có nguy cơ cao ở người già, trẻ em, phụ nữ khi tiếp xúc với thời tiết thay đổi đột ngột

Sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao đến mức gây tổn thương đến hệ thần kinh trung ương và các mô khác, đặc biệt khi nhiệt độ cơ thể đạt mức 40 độ C hoặc cao hơn. Việc hoạt động dưới thời tiết nắng nóng, cơ thể vừa sinh ra nhiệt trong quá trình hoạt động vừa hấp thụ nhiệt từ môi trường nên nguy cơ tăng thân nhiệt do ở lâu trong môi trường nắng nóng là rất cao.

Nguồn: nld.com.vn

 

2. Nhập viện cấp cứu sau khi ăn nấm mọc ven đường

Sau chừng 30 phút ăn nấm hái ở ven đường, cả gia đình 5 người xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn dữ dội, phải nhập viện cấp cứu.

Cây nấm gồm hai bộ phận chính: thể sợi (phần nằm sâu dưới lòng đất) và thể quả (gồm thân nấm, mũ nấm). Bộ phận độc của nấm nằm ở phần thể quả. Một số loài nấm có thể có hàm lượng độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng, trong môi trường đất đai thổ nhưỡng khác nhau…có thể gặp trường hợp ăn cùng một loài nấm nhưng có lúc bị ngộ độc, có lúc không. 

Đối với nấm có họ hàng gần nhau thường rất khó phân biệt theo hình dạng, màu sắc bên ngoài ngay cả đối với những người có kinh nghiệm thường hái nấm rừng về ăn. Việc xác định loài nấm chủ yếu phải nghiên cứu đặc điểm hình thái của mũ, phiến, cuống nấm và phân biệt theo đặc điểm của bào tử nấm.

Nguồn: báo phụ nữ

 

 

3. Rau thơm có tác dụng thế nào trong bữa ăn và sức khỏe?

Người Việt ưa dùng rau thơm làm gia vị cho bữa ăn, món ăn, nhưng hầu hết không biết các loại rau thơm đều có chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như sắt, canxi, magie, vitamin A, C, photpho, kẽm, đồng, mangan...

Nguồn: tuoitre.vn

 

 

Thu Loan, Bá Trình - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan