Điểm tin nhanh ngày 12/08/2022
Việt Nam có tên trong danh sách các nước có số ca mắc mới COVID-19 cao nhất trong tuần. Không chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch; Tập trung đẩy nhanh tiêm vắc xin COVID-19.
WHO: trẻ em nhiễm COVID-19 tăng đột biến trong năm 2022. Không chỉ có COVID-19, đậu mùa khỉ cũng đang là vấn đề của nhiều quốc gia trên thế giới.
Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 12/08/2022
THẾ GIỚI
1. Số ca mắc mới tiếp tục tăng ở Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, phát hiện ca nhiễm Deltacron ở Nga
Đến sáng 12/8, thế giới có trên 592,73 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,44 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.
Các nhà khoa học đã phát hiện tại Nga chủng kết hợp giữa hai biến thể Omicron và Delta của virus SARS-CoV-2, đồng thời cho biết cần nghiên cứu thêm về mức độ nguy hiểm của chủng này.
Nguồn vtv.vn
2 . Virus bí ẩn ở Trung Quốc nguy hiểm cỡ nào?
Loại virus Langya mới phát hiện ở Trung Quốc thuộc về một họ virus được biết là có thể giết chết 75% các trường hợp nhiễm bệnh.
Giải trình tự gien của virus cho thấy nó thuộc họ Henipavirus. Trong họ này, có 2 loại có độc lực cao và tỷ lệ tử vong cao, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ. Trong đó, nguy hiểm nhất là virus Nipah, một mầm bệnh chết người thường được tìm thấy ở dơi.
Giống như Covid-19, Nipah có thể lây lan qua các giọt đường hô hấp, nhưng nguy hiểm hơn nhiều, giết chết tới 75% số người nhiễm bệnh.
Nguồn: thanhnien.vn
3. Tuyên bố tạm thời về việc tiêm chủng COVID-19 cho trẻ em
WHO, với sự hỗ trợ của Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược (SAGE) về Tiêm chủng và Nhóm Công tác về Vắc xin COVID-19, đang xem xét các bằng chứng mới nổi về nhu cầu và thời điểm tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên bằng các vắc xin COVID-19 hiện có sẵn.
Lợi ích của việc tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên vượt xa những lợi ích trực tiếp về sức khỏe. Giảm thiểu gián đoạn giáo dục cho trẻ em và duy trì sức khỏe tổng thể, sức khỏe và sự an toàn của chúng là những cân nhắc quan trọng. Tiêm vắc xin làm giảm lây truyền SARS-CoV-2 ở nhóm tuổi này có thể làm giảm lây truyền từ trẻ em và thanh thiếu niên sang người lớn tuổi, đồng thời có thể giúp giảm nhu cầu về các biện pháp giảm thiểu trong trường học.
Nguồn who.int
VIỆT NAM
1. Sáng 12/8: Ca COVID-19 tăng hơn 22%; Vì sao Việt Nam là 1 trong 4 nước có số mắc mới cao trên thế giới trong tuần?
Từ đầu tháng 8 đến nay, số ca mắc mới COVID-19 trong nước xấp xỉ 2.000 ca/ ngày; Biến thể phụ BA.4, BA.5 đang dần chiếm ưu thế tại các tỉnh phía Nam; Lần đầu tiên sau nhiều tháng, Việt Nam có tên trong danh sách các nước có số mắc mới COVID-19 cao nhất trong tuần.
2. Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế: Chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi
Bộ Y tế cho biết Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ đã tổ chức họp về việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em dưới 5 tuổi và chưa có khuyến cáo tiêm vaccine cho nhóm tuổi này.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
3. TP Hồ Chí Minh vẫn còn tên trong danh sách các tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp nhất cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi
Theo công bố của Bộ Y tế (11/8/2022), 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp dưới 56% cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi là: Hà Nội (55,5%); Hà Tĩnh (48,4%); Đà Nẵng (40,2%); Quảng Nam (43,6%); TP Hồ Chí Minh (49,2%).
Đa số các quận, huyện đều có số lượt tiêm giảm so với tuần trước, đặc biệt là quận 11, quận 1 có số lượt tiêm chưa đến 100 lượt/ngày, mặc dù Sở Y tế ghi nhận có một số quận, huyện đã có sự thay đổi đáng kể về số lượt tiêm trong tuần này như Hóc Môn, Tân Phú, Bình Tân, Tân Bình. Đặc biệt là Hóc Môn đã có sự cải thiện rõ rệt về số lượt tiêm qua từng ngày.
Nguồn: medinet.hochiminhcity.gov.vn
4. Liên tiếp các ca bệnh nhập viện do sốt mò, cần làm gì để phòng bệnh?
Khi bị mò đốt, trên cơ thể người bệnh xuất hiện vết loét, phát ban dạng sẩn và viêm hạch. Bệnh có diễn tiến từ nhẹ đến nặng, có thể gây tử vong.
Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), bệnh sốt mò hay còn gọi là sốt bờ bụi, là một loại sốt phát ban do Rickettsia gây ra. Đây là vi trùng lây truyền từ chuột sang người thông qua vết cắn của ấu trùng con mò (Trombicula).
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Đình Lễ, Thùy Uyên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)