Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Còn nhiều thách thức để đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030


Việt Nam hiện là một trong 30 nước có số người mắc bệnh lao cao nhất thế giới. Công tác phòng, chống lao trong 6 tháng đầu năm 2023 đã có những phục hồi sau đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, vẫn còn những khó khăn, thách thức để tiến đến mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại vào năm 2030.

Sáng ngày 28/7/2023, Chương trình chống lao TP.HCM (CTCL TP.HCM) đã tổ chức hội nghị sơ kết kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023. Tham dự hội nghị có BS.CK2. Nguyễn Hữu Hưng – Phó Giám đốc Sở Y tế, ban giám đốc bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, đại diện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố, đại diện Trung tâm y tế 22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức cùng một số tổ chức phi chính phủ đang hoạt động các dự án phòng, chống lao tại TP.HCM.

Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 chương trình chống lao, Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – Hen phế quản sáng ngày 28/7/2023 tại TP.HCM

Trong 6 tháng đầu năm 2023, CTCL TP.HCM đã thực hiện thử đàm phát hiện 93.126 người, thu nhận 9.784 bệnh nhân lao các thể, đạt 53% chỉ tiêu kế hoạch năm. Ngoài ra, một điểm đáng chú ý là số bệnh nhân lao được phát hiện và báo cáo từ mô hình phối hợp y tế công-tư (PPM) là 3.811 bệnh nhân. Điều này cho thấy việc kiểm soát và phát hiện bệnh lao ở các đơn vị PPM hiện đóng vai trò rất lớn.

Bên cạnh đó, chương trình vẫn còn những thách thức đó là tỷ lệ bao phủ điều trị nguồn lây còn thấp (70%), tỷ lệ điều trị thành công lao các thể chỉ 83,7% (mục tiêu ≥90%), tỷ lệ thu nhận bệnh nhân lao kháng thuốc 36,6%, tỷ lệ điều trị thành công bệnh nhân lao kháng thuốc 72,2% (mục tiêu 75%).

Năm 2022, Việt Nam đã chuyển đổi cung ứng thuốc lao sang nguồn Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), góp phần đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc chống lao. Khi triển khai hoạt động này, một số quận, huyện cũng đang gặp vướng mắc. Ngoài ra, chương trình cũng đăng gặp khó khăn trong công tác quản lý bệnh nhân lao chuyển từ khối PPM...

Phát biểu tại hội nghị, TS.BS Nguyễn Hữu Lân, Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cho biết trong những năm qua, có nhiều vấn đề ảnh hưởng tới công tác phòng chống lao tuy nhiên các đơn vị cần có sự chủ động. Các đơn vị chưa làm được có thể học tập những đơn vị đã làm được.

BS.CK2. Nguyễn Hữu Hưng – Phó Giám đốc Sở Y tế cho rằng việc phấn đấu đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam đến năm 2030 là một thách thức vô cùng lớn. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, chương trình phải huy động được sự tham gia của cộng đồng, trong đó vai trò của chính quyền, ban ngành, đoàn thể cần phải phát huy hơn nữa. Công tác truyền thông phải thay đổi vì thực tế cho thấy hoạt động truyền thông phòng, chống lao vẫn chưa mang tính lan tỏa, chưa mang tính thường xuyên.

Bên cạnh đó, các Trung tâm y tế cần quan tâm hơn nữa để bố trí nhân sự có chuyên môn, tay nghề phụ trách chương trình phòng, chống lao. Ngoài ra, các Trung tâm cần chủ động tìm các giải Pháp giải quyết các vướng mắc về bảo hiếm y tế. Cuối cùng, chương trình cần tìm ra giải pháp để quản lý tốt hơn bệnh nhân khi họ chuyển đến từ khối PPM, tránh để mất dấu bệnh nhân.

BS.CK2. Nguyễn Hữu Hưng – Phó Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong hoạt động phòng, chống lao

Việt Nam vẫn là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đại dịch COVID-19 phần nào ảnh hưởng đến chỉ tiêu phòng, chống lao tại Việt Nam. Tuy nhiên với những nỗ lực to lớn và tích cực từ cán bộ y tế, các ban ngành, đoàn thể, sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế cùng sự chung tay của cộng đồng, chúng ta vẫn có quyền tin rằng Việt Nam sẽ chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.

 

[Quốc Việt – HCDC]


Câu hỏi liên quan