Quản Cáo  Topbanner

Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home2/hcdcvna2/public_html/lib/redDirectory.php on line 98

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Tin nổi bật ngày 11/7/2020


1. 87 ngày không có ca mắc ở cộng đồng, 50/50 bệnh nhân nước ngoài mắc COVID-19 đã được Việt Nam chữa khỏi

Chiều ngày 11/7, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã 87 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nam phi công người Anh đã chính thức xuất viện, hồi hương, 50/50 bệnh nhân nước ngoài mắc COVID-19 đã được Việt Nam chữa khỏi

Tổng số ca mắc:

- Tính từ 6h ngày 16/4 đến 18h ngày 11/7: đã 87 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

- Tính đến 18h ngày 11/7: Việt Nam có tổng cộng 230 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

- Tính từ 6h đến 18h ngày 11/7: 0 ca mắc mới.

Nguồn:

https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/87-ngay-khong-co-ca-mac-o-cong-ong-50-50-benh-nhan-nuoc-ngoai-mac-covid-19-a-uoc-viet-nam-chua-khoi

2. Sẵn sàng các phương tiện, kịch bản đưa bệnh nhân phi công người Anh về nước

Sáng 11-7, BV Chợ Rẫy đã tổ chức buổi lễ công bố khỏi bệnh và xuất viện cho bệnh nhân phi công người Anh nhiễm COVID-19 (BN91). Tất cả các phương tiện, phương án đưa bệnh nhân về nước đều đã sẵn sàng.

Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, bên cạnh sẵn sàng các trang thiết bị y tế cần thiết, phòng khám đã xây dựng đội ngũ gồm các BS và điều dưỡng có kinh nghiệm dày dặn và lường trước các tình huống biến cố có thể xảy ra. Đối với các tình huống, phòng khám đã xây dựng các kịch bản ứng phó, cấp thiết nhất máy bay có thể hạ cánh tại các sân bay để kịp thời đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/san-sang-cac-phuong-tien-kich-ban-dua-benh-nhan-phi-cong-nguoi-anh-ve-nuoc-n176992.html

3. Nhập cảnh, vượt biên trái phép khiến nguy cơ dịch xâm nhập từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn cao

Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca mắc COVID-19 là chuyên gia đến từ Serbia, được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, nâng số ca mắc ở Việt Nam lên 370 ca. Mặc dù đã 87 ngày chúng ta không ghi nhận ca mắc COVID-19 tại cộng đồng, nhưng nguy cơ dịch xâm nhập từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn cao, đặc biệt tình trạng vượt biên, nhập cảnh trái phép; trốn cách ly...

Nguồn:

https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/ban-tin-dich-covid-19-trong-24h-qua-nhap-canh-vuot-bien-trai-phep-khien-nguy-co-dich-xam-nhap-tu-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-van-cao

4. 4 thanh niên Trung Quốc trèo tường trốn cách ly COVID-19 ở Tây Ninh

Lợi dụng lúc nửa đêm, 4 thanh niên quốc tịch Trung Quốc đã trèo tường bỏ trốn khỏi khu cách ly phòng chống dịch COVID - 19 ở tỉnh Tây Ninh với giúp sức của người bạn gái (gốc TP.HCM) của một trong 4 thanh niên.

Qua trích xuất camera, công an xác định các thanh niên này đã trèo tường bỏ trốn khỏi khu cách ly tại Trường trung cấp Kinh tế kỹ thuật Tây Ninh, tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh trong khoảng thời gian từ 0h54-0h59 đêm 11-7. Việc bỏ trốn của 4  thanh niên này có sự giúp sức của một phụ nữ ngụ TP.HCM, là bạn gái của một trong số 4 thanh niên nói trên. Người phụ nữ đã thuê xe cho 4 người này bỏ trốn.

Được biết, nhóm thanh niên này nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu tại Quảng Ninh. Khi các thanh niên này đi xe đò vào Tây Ninh thì bị người dân phát hiện, báo cơ quan chức năng đưa đi cách ly.

https://tuoitre.vn/4-thanh-nien-trung-quoc-treo-tuong-tron-cach-ly-covid-19-o-tay-ninh-20200711131946483.htm?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30

5. Thực dưỡng không chữa khỏi ung thư

Bệnh nhi 30 tháng tuổi ở Thái Nguyên mắc ung thư máu, bỏ điều trị về chữa bệnh bằng thực dưỡng dẫn đến suy kiệt, tử vong. Bệnh nhi này là một ví dụ điển hình mà các chuyên gia của Bệnh viện K, đưa ra để cho thấy người dân vẫn có những quan niệm sai lầm trong điều trị ung thư. Mẹ bé đã nghe theo lời truyền miệng "thực dưỡng chữa khỏi ung thư" và cho con nhai gạo sống, ăn cơm lứt với tương tekka, nhai trà thất vị (một loại trà gồm nhiều loại gạo và đậu rang lên) ăn tương sắn dây... để chữa ung thư máu. Đây là quan niệm sai lầm và phản khoa học, nhiều trường hợp đưa bệnh nhân đến hoàn cảnh tiền mất, tật mang, bỏ lỡ giai đoạn vàng điều trị bệnh, thậm chí là tử vong.

Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch,... có thể khiến người bệnh ăn ít hơn và giảm cân. Mục tiêu dinh dưỡng trong thời gian này là duy trì cân nặng lý tưởng và áp dụng một chế độ ăn cân đối, lành mạnh để cung cấp năng lượng, sửa chữa, phục hồi và điều trị bệnh. Mỗi người bệnh có thể trạng khác nhau, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể hay tiêu hao năng lượng cũng khác nhau, đặc biệt là với người bệnh ung thư.

Do đó bệnh nhân ung thư nên gặp bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ dinh dưỡng để thiết lập cho mình chế độ ăn phù hợp, hiệu quả.

Nguồn:

https://vnexpress.net/thuc-duong-khong-chua-khoi-ung-thu-4127492.html?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30


Câu hỏi liên quan