Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Giảm thiểu chất thải nhựa – hành động nhỏ hàng ngày cứu lấy trái đất


Ước tính có 8 triệu tấn rác thải nhựa tìm đến các đại dương hàng năm và nhiều sản phẩm từ nhựa khác làm ô nhiễm đất. Những hành động nhỏ chúng ta cần làm để giảm thiểu rác thải nhựa như: giảm sử dụng túi nilon, giảm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần (ống hút nhựa, hộp xốp đựng cơm, ly muỗng nhựa…), tái chế các sản phẩm nhựa cũ đã qua sử dụng, phân loại chất thải nhựa tại nguồn.

 

Nhựa ban đầu được tạo ra với mục đích bảo vệ môi trường

Thế kỷ XIX, khoảng thời gian cách mạng công nghiệp thứ nhất diễn ra, các ngành công nghiệp sản xuất phát triển ồ ạt, kéo theo nhu cầu cần lượng nguyên liệu khổng lồ từ thiên nhiên như gỗ, vải tự nhiên, thậm chí … ngà voi. Con người cần một loại nguyên liệu có thể thay thế nhằm phát triển tối đa công suất. Điều đó đã là động lực lớn để các nhà khoa học lao vào nghiên cứu và tạo ra một loại vật chất mới - “Nhựa” như chúng ta biết ngày nay. 

Vì vậy, ban đầu nhựa được tạo ra với mong muốn là bảo vệ môi trường. Đây từng là phát minh được ví von như một giải pháp bảo vệ môi trường, giúp giảm thiểu lượng sản phẩm đến từ thành phần tự nhiên.

Rác thải nhựa gây hại cho môi trường

Hiện nay, khoảng 300 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm và con số này dự kiến sẽ còn tăng lên. Rác thải nhựa có thể phát sinh từ rất nhiều hoạt động như từ sinh hoạt hàng ngày ở khu dân cư, chợ; từ các hoạt động công nghiệp, sản xuất, xây dựng; từ các hoạt động trong bệnh viện, cơ sở y tế; từ các hoạt động trong khu du lịch, dịch vụ; …

Số lượng nhựa khổng lồ này sẽ nhanh chóng trở thành rác thải do tính chất thường dùng một lần. Sau đó sẽ quay trở lại gây hại cho môi trường khi thời gian phân hủy của chúng lên tới hàng trăm năm, đặc biệt là túi nilon rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Chẳng hạn như, chai nước sẽ phân hủy sau 450 - 1.000 năm; ống hút có thể phân hủy sau 100 - 500 năm; cốc, ly nhựa phân hủy sau 50 - 200 năm; túi nhựa, túi ni lông phân hủy sau 500 - 1.000 năm; …

Ước tính có 8 triệu tấn rác thải nhựa tìm đến các đại dương hàng năm và nhiều sản phẩm từ nhựa khác đang làm ô nhiễm đất. Kết quả nhựa lại chính là nguyên nhân gây hại và giết chết các động vật, trong khi trước đó lý do nhựa từng được tạo ra là để cứu chúng.

Những hành động nhỏ để giảm thiểu chất thải nhựa

Đầu tiên, chúng ta có thể giảm thiểu sử dụng các sản phẩm nhựa thông qua việc nói không với túi nilon khi mua hàng, thay vào đó sử dụng túi vải, túi cói, túi nhựa tái chế khi đi mua hàng tại siêu thị, cửa hàng tạp hóa, chợ, …; nói không với các sản phẩm nhựa dùng 1 lần như ống hút nhựa, hộp xốp đựng cơm, ly nhựa, muỗng nhựa, thay vào đó sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như túi giấy, ly giấy, ống hút giấy, hộp giấy đựng thức ăn; các sản phẩm chất lượng, bền bỉ từ các loại chất liệu như tre, inox, thủy tinh, gốm sứ, …

Kế đến, chúng ta nên tái sử dụng, tái chế các sản phẩm nhựa cũ đã qua sử dụng như dùng chai nhựa làm thành hộp đựng bút thước; bình hoa, chậu cây, đồ chơi cho bé,…; tái chế thành nhựa trải đường, quần áo, gạch lát đường, …

Đặc biệt, chúng ta cần thực hiện phân loại chất thải nhựa tại nguồn, cụ thể là chất thải nhựa nào có thể tái chế, chất thải nhựa nào không thể tái chế.

Phân loại rác thải nhựa tại nguồn, thực hiện tái chế

Trên mỗi chai nhựa, đồ dùng nhựa có 1 con số bên trong ký hiệu hình tam giác nhỏ, được gọi là mã nhận diện nhựa (Resin Identifition Codes - RIC) do tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ASTM ban hành. Hiện nay, các sản phẩm nhựa được chia làm 7 loại khác nhau tương ứng từ số 1 đến 7, bao gồm:

Ký hiệu

Loại nhựa

Khả năng tái sử dụng

Khả năng tái chế

Số 1

PET/PETE

Chỉ sử dụng 1 lần

Có thể tái chế

Số 2

HDP/HDPE

Có thể tái sử dụng

Có thể tái chế

Số 3

PVC

Chỉ sử dụng 1 lần

Không thể tái chế

Số 4

LDPE

Có thể tái sử dụng

Có thể tái chế

Số 5

PP

Có thể tái sử dụng

Có thể tái chế

Số 6

PS

Chỉ sử dụng 1 lần

Không thể tái chế

Số 7

other

Chỉ sử dụng 1 lần

Không thể tái chế

Nhựa số 3, 6, 7 có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất rất lớn, tái chế rất khó khăn, nên chúng ta cần đặc biệt lưu ý và hạn chế sử dụng các loại này.

Nhựa số 1, 2, 4, 5 có thể tái chế được, nên chúng ta cần thực hiện phân loại tại nguồn để thu gom tái chế nhằm giảm thiểu thải bỏ chất thải ra môi trường.

Khoa Sức khỏe môi trường - Y tế trường học (HCDC)


Câu hỏi liên quan