Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Thông tin nổi bật ngày 02/05/2020


1/ Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Tính đến 18h ngày 2/5, Việt Nam đã có 16 ngày liên tiếp không xuất hiện ca mắc mới trong cộng đồng. Hiện đã có 219 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh/xuất viện; 51 bệnh nhân còn lại hiện đang được điều trị, theo dõi sức khoẻ tại 8 cơ sở khám, chữa bệnh. Trong số này, 21 bệnh nhân đã có kết quả âm tính từ 1 lần trở lên.

Nguồn: https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/trang-chu

2/ Thứ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam chưa tính công bố hết dịch

Trước tình hình dịch bệnh trên thế giới còn phức tạp với số ca mắc mới vẫn còn cao, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia vẫn chưa tính đến thời điểm công bố hết dịch.

Nguồn:

https://tuoitre.vn/thu-truong-bo-y-te-viet-nam-chua-tinh-cong-bo-het-dich-2020050208022181.htm

3/ COVID-19 có thể xuất hiện hàng năm giống như cúm mùa

Đó là cảnh báo của các nhà khoa học Trung Quốc, rằng SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể không biến mất hoàn toàn mà “đến hẹn lại lên” giống như cúm mùa.

Theo ông Jin Qi, Giám đốc IPB, một trong những nguyên nhân là do có nhiều người đang mang bệnh nhưng không phát triệu chứng, đây có thể là nguồn bệnh lây cho người khác và khiến y học khó truy lùng được cội nguồn chính. Nếu so với hội chứng SARS, người nhiễm COVID-19 có thể không xuất hiện triệu chứng như sốt chẳng hạn. Bằng chứng, trong dịch SARS 2002 - 2003, những người nhiễm bệnh luôn xuất hiện các triệu chứng nặng nên việc xác định và cách ly tốt, khiến SARS đã không tái quay trở lại. Trong khi đó, COVID-19 lại khác hoàn toàn. Ví dụ tại Trung Quốc chẳng hạn, dịch đã được kiểm soát nhưng vẫn ghi nhận hàng chục ca nhiễm COVID-19 mỗi ngày mà không hề có triệu chứng.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/covid-19-co-the-xuat-hien-hang-nam-giong-nhu-cum-mua-n173407.html

4. Mỹ cấp phép thuốc đầu tiên trị Covid-19

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng thuốc remdesivir để điều trị bệnh nhân Covid-19 trong tình huống khẩn cấp.

Thuốc dùng qua đường tiêm, hiện đã sử dụng trên một số người bệnh đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng. Cơ chế của remdesivir là ngăn các loại virus corona nhân lên trong tế bào. 

Sau khi cấp phép, thuốc này sẽ được sử dụng rộng rãi hơn, cho cả người lớn và trẻ em, những người bệnh Covid-19 nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Theo FDA, định nghĩa tình huống khẩn cấp là khi lượng oxy trong máu xuống thấp phải dùng liệu pháp hỗ trợ thở oxy hoặc phải dùng máy thở. 

Nguồn: https://vnexpress.net/my-cap-phep-thuoc-dau-tien-tri-covid-19-4092953.html

5. Cần làm gì khi nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn?

Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hóa. Bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm bởi vi sinh vật, vi khuẩn trong quá trình bảo quản, chế biến. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gây nên tình trạng bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Bù nước và điện giải là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt nếu tiêu chảy cấp xảy ra ở trẻ em, phải cho trẻ uống bù nước ngay vì ở trẻ em thể trọng cơ thể nhỏ, khi tiêu chảy bị mất nước và điện giải sẽ nhanh chóng gây giảm khối lượng tuần hoàn và rối loạn nước điện giải. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết, phải bỏ đi. Lưu ý không được tự ý dùng thuốc làm giảm nhu động ruột.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/can-lam-gi-khi-nhiem-khuan-nhiem-doc-thuc-an-n173278.html

Yến Thư - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (Tổng hợp)


Câu hỏi liên quan