Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT


Tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn - trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Nếu không có các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết.

TP. Hồ Chí Minh vào mùa sốt xuất huyết

Tính đến giữa tháng 7, TP.  Hồ Chí Minh ghi nhận 8.442 ca mắc sốt xuất huyết. Đặc biệt trong 2 tuần gần đây, toàn thành phố đã có gần 500 ca mắc, tăng ở hầu hết các quận huyện. Bệnh sốt xuất huyết lây từ người bệnh sang người lành qua trung gian muỗi vằn Aedes. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đang vào cao điểm của mùa dịch sốt xuất huyết hàng năm. Thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài xen lẫn các đợt mưa bất chợt, thuận lợi cho sự phát sinh lăng quăng, muỗi, tăng nguy cơ lây lan bệnh sốt xuất huyết. Do đó, số ca mắc sốt xuất huyết có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Hành động nhỏ, hiệu quả lớn

Mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở hãy chung tay thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết:

- Dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi như: lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng ít nhất 01 lần/tuần, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối,…

- Đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi.

- Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng.

- Sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày… để tránh muỗi đốt.

Khi có biểu hiện sốt cao đột ngột, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, chán ăn, buồn nôn, nôn,…đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Đối với người bệnh sốt xuất huyết được hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà cần chú ý theo dõi những dấu hiệu trở nặng như: đau bụng nhiều và liên tục; nôn ói nhiều, nôn ra máu; chảy máu chân răng; chân tay lạnh, bồn chồn, vật vã, lừ đừ, li bì… cần đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố


Câu hỏi liên quan