Quản Cáo  Topbanner

Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home2/hcdcvna2/public_html/lib/redDirectory.php on line 98

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Sự hiện diện của Coliform cho biết nguồn nước bị ô nhiễm vi sinh vật


Sự có mặt của vi khuẩn Coliform và Escherichia Coli (E.Coli) trong nước cho biết nguồn nước bị ô nhiễm vi sinh vật. Chúng là các tác nhân dẫn đến các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá. Tại nhà, đun sôi nước theo phương pháp truyền thống là cách để tiêu diệt các vi sinh vật có trong nước

Ảnh minh họa: Vi khuẩn Coliform trong nước (nguồn: internet)

Coliform tổng số và Escherichia Coli (E.Coli) là gì?

Coliform là một loại vi khuẩn gram âm kị khí, hình que và không có bào tử. Vi khuẩn Coliform có khả năng lên men đường lactose kèm theo sinh hơi, axit và aldehyde trong vòng 24 - 48 giờ. Coliform là một nhóm vi khuẩn bao gồm khoảng 18 loài vi khuẩn, cho biết nguồn nước bị ô nhiễm vi sinh vật.  Có nhiều loại vi khuẩn Coliform khác nhau, thường được chia thành 3 nhóm chính: Tổng số vi khuẩn Coliform, vi khuẩn Coliform phân và E.Coli

E.Coli là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động vật có vú). Có nhiều loại E.Coli, nhưng phần lớn chúng có thể nói là vô hại. Tuy nhiên, một số E.Coli có thể gây tiêu chảy và loại phổ biến nhất là E.Coli O157:H7. Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và là thành phần của khuẩn lạc ruột. Sự hiện diện của E.Coli trong nước là dấu hiệu cho biết nguồn nước bị nhiễm phân. 

Nguyên nhân nào vi khuẩn tồn tại trong nước?

Những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của vi khuẩn (Coliform tổng số và E.coli) trong nước gồm:

Xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và phân động vật không đúng cách, không đúng quy trình chuẩn khiến cho chất thải có chứa vi khuẩn Coliform ngấm vào lòng đất, thấm vào các mạch nước ngầm và khiến nguồn nước bị nhiễm khuẩn Coliform;

Các nhà máy xử lý nước sinh hoạt chưa xử lý triệt để vi khuẩn,

Do các gia đình có thói quen sử dụng nước giếng tự khai, có thể gần nguồn ô nhiễm mà không có biện pháp lọc hay xử lý nước nào. Vi khuẩn có trong đất, nước có thể ngấm qua mạch nước ngầm và xâm nhập vào nước giếng.

Nước máy nhiễm khuẩn do các đường ống bị vỡ dẫn đến sự xâm nhập vi khuẩn từ bên ngoài,

Thói quen chứa nước trong vật chứa không kín, không có nắp đậy dẫn đến sử dụng nước bị nhiễm khuẩn.

Tác hại khi sử dụng nguồn nước nhiễm vi sinh là gì?

Trong bất cứ nguồn nước nào cũng có khả năng nhiễm một lượng vi sinh vật nhất định nếu chúng ta không xử lý hoặc chứa trong các bồn chứa, vật chứa không sạch, kín. Khi vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể con người, nó có thể gây bệnh, cũng có thể tồn tại trong cơ thể mà không gây bệnh. Khả năng gây bệnh phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: độc lực của vi sinh vật, số lượng xâm nhập và đường xâm nhập của loại vi khuẩn.

Vi khuẩn Coliform là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột hàng đầu hiện nay. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Coliform sẽ có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 4 ngày, sau đó bắt đầu gây ra các triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, sốt, gây mất nước, mệt mỏi…

Nhiều người bị nhiễm E.Coli mà không có triệu chứng và cũng không mắc bệnh. Thời gian ủ bệnh của loại vi khuẩn này là khoảng 3-4 ngày. Sau đó một loạt các triệu chứng đường ruột xuất hiện. Các triệu chứng có thể là tiêu chảy nhẹ, sốt nhẹ hoặc tiêu chảy ngắt quãng không kèm theo sốt. Tùy từng trường hợp mà biểu hiện bệnh khác nhau. Nhưng phần lớn các trường hợp nhiễm E.Coli thường tự hồi phục, điều trị chủ yếu bằng bù nước và điện giải.

Những lưu ý khi bảo quản nước sạch:

Nước sinh hoạt tại các hộ gia đình:

Thực hiện vệ sinh, súc xả bồn chứa nước, vệ tinh nước định kì 6 tháng/ lần hoặc khi cần thiết.

Bố trí vị trí đặt bồn chứa cao, xa nguồn ô nhiễm.

Trang bị nắp đậy kín bồn chứa nước

Nước sạch đã đun sôi để nguội:

Dụng cụ chứa nước sôi để nguội phải được vệ sinh sạch sẽ đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định y tế, không nên sử dụng nhựa tái chế. Tốt nhất nên chứa nước trong bình kín để tránh khí và bụi bẩn lọt vào, có vòi xả mỗi lần lấy nước

Nước đun sôi tốt nhất nên uống hết trong vòng 24 giờ nhằm tránh tình trạng nước đun sôi để nguội bị tái nhiễm bởi khi nước đun sôi để nguội được bảo quản tốt đến đâu, vi khuẩn vẫn có khả năng xâm nhập trở lại.

Nước đã rót ra ly để uống, nếu không uống hết thì nên bỏ

Phương pháp nào xử lý nguồn nước nhiễm vi sinh?

Tuỳ theo quy mô sản xuất, nhu cầu sử dụng nước tại các hộ gia đình thì phương pháp xử lý nguồn nước ô nhiễm vi sinh vật sẽ khác nhau, sau đây là một số phương pháp:

Phương pháp nhiệt: đun sôi, chưng cất,…

Phương pháp hoá học: Khử trùng bằng Clo, ozone, tia cực tím, ….

Phương pháp màng lọc: màng siêu lọc UF ( Ultra Filtration), lọc nano NF (Nano Filtration),  lọc thẩm thấu ngược RO (Reverse Osmosis), …

Tại các hộ gia đình thường sử dụng cách đun sôi nước theo phương pháp truyền thống. Uống nước đun sôi là giải pháp dễ thực hiện. Bản chất của việc đun sôi là dùng nhiệt để tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật, ký sinh trùng gây ô nhiễm trong nguồn nước.

Tại các cơ sở cung cấp nước áp dụng các quy trình xử lý nước có quy mô thường sử dụng phương pháp khử trùng bằng Clo, Ozone, tia cực tím. Các phương pháp được lựa chọn tuỳ thuộc vào công suất xử lý của từng cơ sở cung cấp nước.

Vậy, vi sinh vật trong nước bị tiêu diệt ở nhiệt độ bao nhiêu? Câu trả lời là nấu chín nước hoặc thực phẩm ở nhiệt độ tối thiểu 70 độ C từ 15 giây trở lên thì có thể tiêu diệt hết coliform, đặc biệt là E.coli trong nước.

Khoa Sức khỏe Môi trường – Y tế Trường học, HCDC


Câu hỏi liên quan