Quản Cáo  Topbanner

Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home2/hcdcvna2/public_html/lib/redDirectory.php on line 98

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Bệnh Bạch hầu


Bệnh Bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, lây lan qua ba con đường:

  • Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ bắn ra giọt nước có chứa mầm bệnh khiến những người ở gần đó có thể hít phải. Bạch hầu lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi đông người.
  • Thông qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh.
  • Một số trường hợp hiếm hơn khi bị lây nhiễm bệnh bạch hầu thông qua các vật dụng dùng chung trong  gia đình, chẳng hạn như khăn hoặc đồ chơi.

Người khỏe mạnh cũng có thể tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu khi chạm vào vết thương bị nhiễm trùng. Những người đã bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu nhưng chưa được điều trị có thể lây nhiễm cho những người khỏe mạnh trong vòng sáu tuần - ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào.

Dấu hiệu bệnh Bạch hầu

Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 2-5 ngày. Vào thời kỳ khởi phát, bệnh nhân có các dấu hiệu cảm lạnh như: đau họng, ho, sốt kèm ớn lạnh. Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. tùy thuộc vào vị trí vi khuẩn gây bệnh.

  • Bạch hầu mũi trước: Bệnh nhân sổ mũi, chảy mũi ra chất mủ nhầy đôi khi có lẩn máu. Khám đôi khi có màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể này thường nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào máu.
  • Bạch hầu họng và Amiđan: Bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, đau cổ họng, Sốt nhẹ, sau 2-3 ngày xuất hiện đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng ngà hoặc xám, dai, dính chắc vào Amiđan hoặc có thể bảo bao phủ cả vùng cổ họng, lớp giả mạc này khó bong tróc và dễ gây chảy máu, sưng hạch bạch huyết vùng cổ. Nếu không được điều trị tích cực bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 6-10 ngày
  • Bạch hầu thanh quản: Bệnh tiến triển nhanh và rất nguy hiểm với biểu hiện sốt, khan giọng ho ông ống như tiếng chó sủa. Khám có thể thấy giả mạc tại thanh quản hoạc hầu họng lan xuống. Nếu không xử trí kịp thời các giả mạc này gây tắc đường thở làm suy hô hấp và bệnh nhân tử vong nhanh chóng.
  • Bạch hầu các vị trí khác: Thường hiếm gặp và nhẹ như ở da, niêm mạc mắt, âm đạo, ống tai.

Bệnh được điều trị bằng huyết thanh kháng độc tố vi khuẩn bạch hầu và kháng sinh. Nếu không được điều trị, bạch hầu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Viêm cơ tim; Viêm dây thần kinh; Thoái hóa thận, hoại tử ống thận; Suy hô hấp do tắc nghẽn đường thở.

Phòng ngừa bệnh: giữ gìn vệ sinh và tiêm vắc xin

Vệ sinh thường xuyên nhà cửa cho thông thoáng, vệ sinh vật dụng gia đình, đồ chơi trẻ em. Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch. Che miệng khi ho. Tránh tiếp xúc người đang ho, người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mắc bệnh. Dinh dưỡng đầy đủ chất, hợp lý, hợp vệ sinh.

Tiêm vắc xin đủ và đúng lịch. Các loại vắc xin phòng bệnh hiện nay:

  • Vắc xin 6 trong 1: phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm phổi do Hib, Viêm gan siêu vi B ( Infarix hexa, Hexaxim)
  • Vắc xin 5 trong 1: Phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm phổi do Hib, phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm phổi do Hib, Viêm gan siêu vi B( Combe Five, Quinvaxem, SII)
  • Vắc xin 4 trong 1: phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt (Tetraxim)
  • Vắc xin 3 trong 1: Phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván (Adacel, Boostrix, DPT)
  • Vắc xin 2 trong 1: phòng Bạch hầu, Uốn ván cho nhóm đối tượng người lớn có nguy cơ cao, chỉ sử dụng khi có chiến dịch chứ không tiêm phổ cập.

Đối tượng cần tiêm đủ và đúng lịch: trẻ em trong độ tuổi tiên chủng. Trẻ lớn và người lớn được khuyến khích tiêm nhắc lại.

  • 3 liều cho trẻ lúc 2,3,4 tháng tuổi và nhắc lại lúc 18 tháng tuổi.
  • Trẻ 4-6 tuổi có thể tiêm nhắc lại vắc xin 4 trong 1.
  • Đối với trẻ lớn, người lớn, phụ nữ mang thai  tuần 27- 35 có thể tiêm nhắc lại vắc xin Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván. Sau đó nhắc mỗi 10 năm.

BS.CKI. Nguyễn Trọng Hiếu – Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh


Câu hỏi liên quan