Quản Cáo  Topbanner

Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home2/hcdcvna2/public_html/lib/redDirectory.php on line 98

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Ung thư vú căn bệnh được chẩn đoán nhiều nhất hiện nay trên thế giới


Ngày ung thư thế giới là một sự kiện toàn cầu được tổ chức vào ngày 4 tháng 2 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh ung thư, cách phòng chống, phát hiện và điều trị bệnh. Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu Quốc tế về bệnh Ung thư (IARC) vào tháng 12 năm 2020, ung thư vú hiện là bệnh ung thư được chẩn đoán phổ biến nhất trên thế giới.

Ảnh: Internet

Trong hai thập kỷ qua, tổng số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tăng gần gấp đôi, từ con số ước tính 10 triệu người năm 2000 lên 19,3 triệu người vào năm 2020. Các dự báo cho thấy số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư sẽ còn tăng hơn nữa trong những năm tới và sẽ cao hơn gần 50% vào năm 2040 so với năm 2020. Số người chết do ung thư cũng tăng từ 6,2 triệu người năm 2000 lên 10 triệu người năm 2020. Cứ 06 người tử vong thì có hơn 01 người nguyên nhân tử vong là do ung thư. Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu Quốc tế về bệnh Ung thư (IARC) vào tháng 12 năm 2020, ung thư vú hiện là bệnh ung thư được chẩn đoán phổ biến nhất trên thế giới.

Nguyên nhân ung thư được biết có liên quan đến những thay đổi trong lối sống như chế độ ăn uống không lành mạnh, hoạt động thể chất không đủ, tác hại do sử dụng thuốc lá và rượu bia. Hiện nay, các chính sách nên ưu tiên đầu tư vào cả việc phòng ngừa và kiểm soát ung thư, cũng như tập trung vào các bệnh ung thư có thể chữa khỏi như ung thư vú, cổ tử cung và ung thư ở trẻ em.

Việc chẩn đoán muộn và không được tiếp cận điều trị sẽ khiến bệnh ung thư trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm các vấn đề liên quan đến ung thư do việc  chẩn đoán muộn cũng như thiếu khả năng tiếp cận điều trị. Điều này xảy ra ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Ngoài việc phải đối phó với sự gián đoạn của các dịch vụ, những người sống chung với bệnh ung thư cũng có nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn.

Một cuộc khảo sát của WHO được thực hiện vào năm 2020 chỉ ra rằng việc điều trị ung thư đã bị gián đoạn ở hơn 40% quốc gia được khảo sát trong thời kỳ đại dịch. Kết quả khảo sát cho thấy sự chậm trễ trong chẩn đoán là phổ biến. Ngoài ra việc gián đoạn và bỏ dở liệu pháp điều trị cũng đã tăng lên đáng kể. 

Ngày Ung thư Thế giới năm nay 2021 có khẩu hiệu: “Tôi có thể và tôi sẽ” (“I can and I will”). Cùng với đó là 03 mục tiêu đã được đặt ra cho năm 2030: 90% trẻ em gái được tiêm chủng đầy đủ vắc xin HPV; 70% phụ nữ được sàng lọc; và 90% phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung được điều trị.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, cộng đồng cần thực hiện những khuyến cáo sau:

·   Không hút thuốc lá, thuốc lào; không sử dụng rượu bia, chất kích thích ....

·   Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều rau, quả. Hạn chế sử dụng chất béo, thịt đỏ, thức ăn chứa nhiều muối, tránh đồ uống có đường. Không ăn thực phẩm mốc, ôi thiu, thực phẩm nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng

·   Xây dựng chế độ tập luyện; nghỉ ngơi hợp lý; giữ tinh thần thoải mái; tích cực

·   Sinh hoạt tình dục lành mạnh, an toàn

·   Thực hiện tiêm chủng đầy đủ: viêm gan B; HPV…

Ảnh: Internet

Nguồn: https://www.who.int/news/item/03-02-2021-breast-cancer-now-most-common-form-of-cancer-who-taking-action

Hoài Thương – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh [Tổng hợp]


Câu hỏi liên quan