Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Tình hình dịch bệnh tuần 35/2023


Trong tuần 35 (từ ngày 28/8/2023 đến ngày 03/9/2023), TP.Hồ Chí Minh ghi nhận 792 ca tay chân miệng, giảm 20,6% so với tuần trước và giảm 60,5% so với trung bình 4 tuần trước. Các quận huyện hiện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận Bình Tân, huyện Nhà Bè và huyện Bình Chánh. Như vậy, TCM đã giảm 5 tuần liên tiếp từ đầu tháng 8/2023. Tuy nhiên trong thời gian tới, việc học sinh đi học lại có thể làm tăng số ca mắc do đó nhà trường phải lưu ý thực hiện các biện pháp phòng chống theo đúng hướng dẫn của ngành y tế.

Trong tuần 35, TP. Hồ Chí Minh cũng ghi nhận 298 ca sốt xuất huyết, giảm 24,2% so với tuần trước và giảm 20,8% so với trung bình 4 tuần trước. Tuy nhiên do TP.HCM đang trong mùa mưa nên nếu các địa phương không có các biện pháp phòng chống tích cực (giám sát điểm nguy cơ, loại trừ nơi sinh sản của muỗi, diệt muỗi, lăng quăng…) thì bệnh dễ có nguy cơ tăng trở lại. Các quận huyện hiện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, huyện Nhà Bè và quận 8.

Ngành y tế vẫn duy trì các hoạt động giám sát phòng chống dịch tay chân miệng và sốt xuất huyết như giám sát các điểm nguy cơ, triệt nơi sinh sản của muỗi, giám sát xử lý ca bệnh và ổ dịch, giám sát việc phun hóa chất diệt muỗi… Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng chỉ đạo các biện pháp tăng cường truyền thông về phòng, chống dịch có hiệu quả đến cộng đồng, người dân. HCDC thường xuyên theo dõi và giám sát việc xử lý các phản ánh của người dân về các điểm nguy cơ phát sinh lăng quăng thông qua ứng dụng “Y tế trực tuyến”.

Trong những ngày gần đây theo báo cáo từ các cơ sở điều trị, bệnh đau mắt đỏ đang có dấu hiệu tăng. Bên cạnh các khuyến cáo phòng bệnh đau mắt đỏ, Sở Y tế TP.HCM đã phối hợp với Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) thực hiện nghiên cứu để tìm và xác định chính xác tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ. Đồng thời, Sở Y tế đã có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để chủ động tăng cường phát hiện, hướng dẫn học sinh, phụ huynh học sinh cách phát hiện và phòng bệnh đau mắt đỏ.

Đặc biệt từ đầu tháng 9, khi học sinh các cấp bắt đầu đi học lại bình thường, ngành y tế phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục để chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn các loại dịch bệnh lây lan trong trường học.

Để phòng bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết và đau mắt đỏ, người dân cần thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của ngành y tế.

 

- Link hướng dẫn phòng bệnh SXH: hcdc.vn/sxh

- Link hướng dẫn phòng bệnh TCM: hcdc.vn/tcm

- Link hướng dẫn phòng bệnh đau mắt đỏ: https://hcdc.vn/benh-dau-mat-do-dang-gia-tang-can-lam-gi-de-phong-benh-fRUSgm.html

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh


Câu hỏi liên quan