Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Lịch sử ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết


Bệnh Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm gia tăng nhanh nhất trên toàn thế giới. Trong 5 thập kỷ qua, số ca mắc SXH toàn cầu đã tăng gấp 30 lần và trở thành gánh nặng đối với dân số, hệ thống y tế và kinh tế của hầu hết các quốc gia vùng nhiệt đới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm toàn thế giới có  3,9 tỉ người ở 128 quốc gia có nguy cơ bị nhiễm vi rút SXH, 390 triệu người nhiễm,  96 triệu người bệnh nặng. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương gánh 75% gánh nặng toàn cầu do bệnh sốt xuất huyết gây ra.

Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương nhận định “Sốt xuất huyết Dengue ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kinh tế và toàn xã hội, buộc chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm về nó. Cá nhân, cộng đồng, tổ chức tư nhân cũng như cơ quan nhà nước cần chung tay hành động chống lại bệnh sốt xuất huyết”. 

Trong bối cảnh đó, cuộc họp lần thứ 10 Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN đã đồng thuận lấy ngày 15 tháng 6 hàng năm là ngày ASEAN phòng chống Sốt xuất huyết. Đây là một sự kiện vận động xã hội được tổ chức định kỳ hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh SXH, huy động các nguồn lực của cộng đồng để dự phòng và kiểm soát bệnh, thể hiện sự quyết tâm của khu vực trong giải quyết những thách thức trong phòng chống SXH.

Sự kiện “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” cấp khu vực được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 15 tháng 6 năm 2011 tại Jakarta, Indonesia. Từ đó đến nay, hàng năm sự kiện này được luân phiên tổ chức tại một quốc gia thành viên.

Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh


Câu hỏi liên quan