Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Các vị thuốc chữa bệnh từ trâu – loài vật quen thuộc của người Việt Nam


Trâu vốn là một loài vật quen thuộc của người nông dân Việt Nam, gắn liền với nên văn hóa lúa nước. Thường mọi người nuôi trâu lấy sức kéo, đến khi già thì mổ thịt, ít ai biết rằng từ trâu cho nhiều vị thuốc quý, có tác dụng chữa bệnh và tốt cho sức khỏe.

1. Thịt trâu

-Công dụng chung: Thịt trâu vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng bổ tỳ vị, mạnh gân cốt, ích huyết. Hàm lượng dinh dưỡng trong thịt trâu khá cao: Tỷ lệ chất đạm gấp đôi so với thịt lợn, lượng chất béo và chất đường vừa phải, nhiều muối vô cơ (canxi, phốtpho, sắt…) và các loại vitamin (B1, B2, B6, B12, PP…).

-Một số cách chế biến:

+Thịt trâu nấu với ít gừng, vỏ quýt, hành, giấm, muối: Ăn vào lúc đói có tác dụng chữa nóng trong xương, miệng khô rát, nước tiểu đỏ ở người cao tuổi.

+Thịt trâu hầm kỹ với hành, gừng: Ăn cả nước lẫn cái có thể hồi phục và bồi bổ sức khoẻ.

+Thịt trâu hầm với ít rượu màu thành nước sền sệt: Ăn hàng ngày sẽ bổ hư, cầm được đi tiêu lỏng.

+Thịt trâu ninh với củ cải: Chữa tỳ vị yếu, chán ăn hoặc ăn vào khó tiêu, nước bọt tiết ra không đủ…

2. Da trâu

-Công dụng chung: Da trâu có vị mặn ngọt, mùi hơi tanh, tính bình, không độc, có tác dụng giảm đau, cầm máu, nhuận tràng.

-Một số cách chế biến:

+Da trâu ngâm nước đến khi mềm, cắt nhỏ (40g), trộn với (nửa chén) nước cốt gừng, nấu nhỏ lửa cho đặc quánh, để nguội, phết lên giấy, dán vào chỗ đau: Chữa phong thấp, chân tay đau nhức.

+Da trâu phơi khô, đốt thành than, tán bột, rắc vết thương: Có tác dụng cầm máu.

+Dùng bột than da trâu (10g) trộn với máu lươn (10g) uống trong ngày với nước mía: Chữa đau dạ dày.

+Da trâu cắt nhỏ, ngâm nước vôi trong một ngày đêm rồi nấu nhừ, chắt lấy nước, cô đặc thành cao da trâu: Cao có công dụng bổ máu, cầm máu, thanh nhiệt, …

3. Sữa trâu

-Công dụng chung: Sữa trâu có vị ngọt, tính bình, dễ hấp thu, tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, làm khoẻ cơ, thông trí, mịn da, sáng mắt.

-Một số cách chế biến:

+Sữa trâu đun lên uống: Bồi dưỡng cơ thể.

+Sữa trâu + bột hạt cau + bột mộc hương uống ngày 2 lần: Chữa đầy bụng, trướng hơi không muốn ăn...

4. Các công dụng khác từ trâu

-Xương trâu: Lấy xương trâu nấu cùng xương nhiều loại động vật khác, chế thành cao tổng hợp để bồi dưỡng cơ thể. Còn nếu dùng xương hàm trâu nung đỏ, nhúng làm nhiều lần vào nước lạnh, rồi lấy nước này ngậm sẽ chữa chân răng sưng đau.

-Mũi trâu: Lấy mũi trâu làm sạch, thái miếng, nấu với gạo nếp (50g), lá sung có tật (30g) và quả mít non (30g) thành cháo nhừ, cho phụ nữ đang nuôi con nhỏ ăn sẽ làm tăng tiết sữa.

-Sừng trâu: Sừng trâu có vị mặn, hơi chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, tiêu sưng, giảm đau, giải độc, cầm máu. Lấy sừng trâu (4-8g) mài vào nước nóng cho đến khi trắng như sữa hoặc tán bột sắc uống, chữa sốt cao, phát cuồng, viêm họng, ho.

-Đuôi trâu: Đuôi trâu cạo sạch lông, thái nhỏ, nấu canh ăn trị chứng đái rắt, sưng phù.

-Ngoài ra sử dụng trâu để làm các món ăn như trâu hấp, trâu xào, trâu luộc kết hợp cùng gừng và các loại thảo dược khác cũng rất ngon và bổ dưỡng.

BS Huỳnh Liên Đoàn – Hội Y học (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan