Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Bệnh lao và COVID-19: cái nào nguy hiểm hơn?


Hiện nay, mặc dù chúng ta đang cố gắng đẩy lùi đại dịch COVID-19 nhưng cũng không được quên rằng còn đó các bệnh truyền nhiễm khác vẫn rất nguy hiểm. Lao chính là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và thậm chí còn dễ lây lan ra cộng đồng nếu không được chữa trị, điều trị đúng.

Lao và COVID-19 đều tấn công phổi

Những người mắc bệnh COVID-19 và bệnh lao có những triệu chứng tương tự nhau như: ho, sốt và khó thở. Cả hai bệnh, thì phổi là mục tiêu chủ yếu bị tấn công. Thời gian ủ bệnh từ khi tiếp xúc trong bệnh lao dài hơn, và thường khởi phát chậm so với COVID-19.

Sự lây truyền bệnh lao nguy hiểm hơn COVID-19

Sự lây truyền bệnh lao nguy hiểm hơn COVID-19 vì trực khuẩn lao có thể lây truyền theo đường không khí và nó tồn tại trong môi trường sống với thời gian dài. Vi khuẩn lao tồn tại dưới các hạt mịn có kích thước rất nhỏ dưới 5 micro mét lơ lửng trong không khí vài giờ do giọt bắn của người bệnh lao phổi ho, hắt hơi, la hét hoặc hát. Những người hít phải có thể bị nhiễm bệnh.

Kích thước của các hạt bụi nhỏ giọt bắn này là một yếu tố chính quyết định sự lây nhiễm bệnh lao và nồng độ của vi khuẩn lao trong không khí sẽ giảm khi có sự thông gió và tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Hơn nữa, vi khuẩn lao có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường sống trong thời gian dài.

Trong khi đó COVID-19 lây truyền chủ yếu qua việc hít trực tiếp các giọt bắn đường hô hấp xuất phát từ người mắc COVID-19 và qua tiếp xúc, đặc biệt tại các cơ sở y tế và những nơi đông người và ở không gian kín. Các giọt bắn này có thể do ho, hắt hơi, thở ra và nó có thể rơi xuống bề mặt của các đồ vật, sàn nhà và khi tiếp xúc có thể bị nhiễm COVID-19 qua động tác chạm vào chúng và sau đó đưa lên chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. Do đó, cách tốt nhất để phòng COVID-19 là duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét với những người khác và thường xuyên vệ sinh tay.

Nhiễm lao có thể kéo dài nhiều năm và cần điều trị dài ngày

Ngoài phổi, vi khuẩn lao có thể phát triển ở các vị trí khác trong cơ thể như thận, màng não… Các triệu chứng của bệnh lao phụ thuộc vào vị trí vi khuẩn lao đang phát triển trong cơ thể. Nếu vi khuẩn lao phát triển trong phổi (lao phổi) gây ra các triệu chứng như: Ho khạc đàm kéo dài 3 tuần hoặc lâu hơn; Đau ở ngực; Ho ra máu.Các triệu chứng khác của bệnh lao là:  Suy nhược hoặc mệt mỏi; Giảm cân; Chán ăn; Sốt nhẹ về chiều; Đổ mồ hôi vào ban đêm.

Hầu hết những người bị nhiễm lao không bao giờ phát triển thành bệnh lao mà có thể ở dạng tiềm ẩn (nhiễm lao tiềm ẩn), vi khuẩn lao chưa gây hại cho cơ thể và không có triệu chứng . Nếu phát triển thành bệnh lao, nó có thể xảy ra từ hai đến ba tháng sau khi nhiễm trùng hoặc nhiều năm sau đó. Khi đã mắc bệnh lao thì cần tuân thủ nghiêm liệu trình điều trị khéo dài nhiều tháng.

Hầu hết những người bị nhiễm COVID-19 sẽ bị bệnh cấp tính ở đường hô hấp từ nhẹ đến trung bình và phần lớn sẽ hồi phục mà không cần điều trị đặc biệt. Những người lớn tuổi và những người có các vấn đề y tế tiềm ẩn như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh hô hấp mãn tính và ung thư có nhiều khả năng phát triển bệnh nghiêm trọng hơn.

Ưu tiên chăm sóc điều trị bệnh nhân lao tại nhà

Chăm sóc điều trị bệnh nhân lao ngoại trú tại cộng đồng lấy người dân làm trung tâm nên được ưu tiên hơn so với điều trị tại bệnh viện (trừ khi tình trạng bệnh nghiêm trọng cần nhập viện) để giảm cơ hội lây truyền do quá trình điều trị kéo dài. Đối với COVID-19, điều trị cách ly bắt buộc tại cơ sở y tế để không thể lây nhiễm cho cộng đồng.

Điều trị COVID-19 trên bệnh nhân lao

Do kinh nghiệm về nhiễm COVID-19 ở bệnh nhân lao vẫn còn hạn chế, người ta dự đoán rằng những người mắc cả bệnh lao và COVID-19 có thể có kết quả điều trị kém hơn đặc biệt nếu việc điều trị lao bị gián đoạn. Bệnh nhân lao cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo của cơ sở y tế để được bảo vệ khỏi COVID-19 và tiếp tục điều trị lao theo quy định.

BS.CKI. Nguyễn Hoài Minh – Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch


Câu hỏi liên quan