Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home2/hcdcvna2/public_html/lib/redDirectory.php on line 98
Bộ Y tế điều chỉnh biện pháp y tế đối với F0 và F1
Chiều ngày 15/4/2022, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 1909/BYT-DP về điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 (F0) và người tiếp xúc gần (F1). Theo đó, F0 được xác định khi là 1 trong 3 trường hợp: (1) có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR; (2) có triệu chứng bệnh và kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2; (3) có yếu tố dịch tễ và kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2.
Người tiếp xúc gần cũng đã được định nghĩa cụ thể là người thuộc 4 trường hợp sau: (1) người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh này; (2) người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 1 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền bệnh; (3) người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 1 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền bệnh; (4) người trược tiếp khám, chăm sóc điều trị ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền bệnh mà không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định.
Văn bản mới đã thay đổi biện pháp y tế đối với các trường hợp F1. F1 sẽ thực hiện cá biện pháp y tế trong vòng 10 ngày kể từ lần cuối tiếp xúc với F0 đang trong thời kỳ lây truyền bệnh. F1 cần thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm như đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, hạn chế tiếp xúc gần với người khác đặc biệt là người thuộc nhóm nguy cơ cao, không dùng chung vật dụng cá nhân, hạn chế đến nơi đông người. F1 thực hiện tự theo dõi sức khoẻ, khi có dấu hiệu nhiễm COVID-19 thì báo ngay cho cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khoẻ. Nếu có kết quả xác định nhiễm COVID-19 thì khai báo y tế để được tư vấn chăm sóc, điều trị và thực hành các biện pháp phòng chống lây nhiễm.
HY-HCDC