Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

TP.HCM: Tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động Phòng, chống HIV/AIDS do USAID hỗ trợ


Ngày 10/5/2022 vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM phối hợp với USAID tổ chức hội thảo sơ kết hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong 6 tháng đầu năm của dự án giai đoạn từ 01/10/2021 – 31/3/2022. Tham dự hội thảo có lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP, đại diện Cục Phòng, chống HIV/AIDS, đại diện các TTYT Thành  phố Thủ Đức và các quận huyện, các tổ chức cộng đồng (CBOs), các phòng khám công, phòng khám tư, doanh nghiệp xã hội và các đối tác phụ trách thực hiện dự án (FHI360/EpiC; PATH/STEP; LIFE/LADDERS).

BS.CK2. Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc SYT tham dự phát biểu khai mạc hội thảo

Hội thảo đã sơ kết những hoạt động và kết quả đạt được của các dự án thực hiện tại TP.HCM trong 2 quý vừa qua. Qua đó chương trình phòng chống HIV/AIDS và các dự án cùng thảo luận về bài học thành công, khó khăn và thách thức trong quá trình triển khai hoạt động, đồng thời thảo luận về sự hợp tác giữa các đối tác với Thành phố nhằm tạo thuận lợi, hiệu quả cho các hoạt động.

Hiện nay, tại Thành phố ước tính có khoảng 51.000-55.000 người nhiễm HIV, chiếm khoảng 24% số người nhiễm HIV trên cả nước.  Đến tháng 3/2022 có hơn 43.000 bệnh nhân HIV đang được điều trị ARV tại hơn 40 cơ sở y tế công, tư trên địa bàn, trong đó có 92% bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Kết quả xét nghiệm tải lượng vi rút HIV cho thấy, 98% đang điều trị ARV đạt tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế.

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) đã được thực hiện tại 33 cơ sở, trong đó có 8 cơ sở y tế tư. Tính đến tháng 3/2022 đã có 11,686 khách hàng nhận dịch vụ PrEP ít nhất 1 lần, trong đó 4,507 khách hàng lần đầu sử dụng PrEP. Ngoài ra bệnh nhân HIV còn nhận được các dịch vụ y tế khác như điều trị viêm ban C, sàng lọc các bệnh không lây nhiễm, bệnh lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, sức khỏe tâm thần ...

Trong 6 tháng, các dự án tiếp cận cung cấp kiến thức liên quan HIV khoảng 34,043 lượt khách hàng có nguy cơ, tư vấn và xét nghiệm HIV miễn phí cho khoảng 44,944 lượt khách hàng. Tông qua các dự án, số khách hàng dương tính mới được phát hiện là 2.294 người, trong đó 96% được kết nối thành công vào điều trị ARV. Số khách hàng có kết quả xét nghiệm HIV âm tính được kết nối qua dịch vụ dự phòng cũng đạt kết quả cao.

Thành phố luôn tiên phong trong việc triển khai, ứng dụng các can thiệp, mô hình phòng chống HIV/AIDS có hiệu quả trong thời gian qua. Một số can thiệp được tiên phong thí điểm và nhân rộng thành công như xét nghiệm người phơi nhiễm, tiếp cận – tìm ca qua các ứng dụng hẹn hò trực tuyến, dịch vụ dự phòng PrEP, xét nghiệm HIV tại cộng đồng, sàng lọc các bệnh không lây nhiễm, mô hình “Một điểm đến - Đa dịch vụ” -O.S.S. .... Nhờ tinh thần sáng tạo, năng động, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, chương trình phòng chống HVI/AIDS đã giúp bệnh nhân điều trị ARV, PrEP và methadone được duy trì điều trị liên tục thông qua các hình thức cấp phát thuốc khác nhau.

Ngoài các thành quả trên, Tp HCM hiện vẫn còn nhiều thách thức như: nhân sự chương trình thay đổi; độ bao phủ xét nghiệm tải lượng vi rút HIV thấp, việc tiếp cận nhóm nguy cơ cao ẩn còn thấp. Hội thảo cũng đặt ra ưu tiên của Chương trình trong năm 2022 như: (1) Đa dạng hóa các hình thức tư vấn xét nghiệm HIV nhằm phát hiện người nhiễm mới; tư vấn người phơi nhiễm HIV và kết nối các dịch vụ dự phòng và điều trịw HIV/AIDS; (2) Triển khai thực hiện kiểm soát chuỗi lây truyền HIV; (3) Mở rọng độ bao phủ các mô hình cung cấp PrEP như Tele PrEP; (4) Nâng cao năng lực hệ thống; (6) Củng cố, phát triển hệ thống theo dõi đánh giá.

Các đại biểu cùng chụp hình kỷ niệm khi tham gia Hội thảo

Quốc Bình - HCDC


Câu hỏi liên quan