Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Chiến lược triển khai chương trình phòng chống lao trong bối cảnh COVID – 19


Bước sang năm 2022, đại dịch COVID-19 vẫn chưa thể kết thúc. Do đó, Chương trình phòng chống lao (CTCL) thực hiện tăng cường công tác phòng chống lao tại các tuyến song song với các biện pháp đảm bảo an toàn bệnh viện, an toàn của cộng đồng trước COVID-19.

CTCL tiếp tục phối hợp với Vụ Bảo hiểm Y tế đẩy nhanh tiến độ xây dựng và trình dự thảo Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư 04/2016/TT-BYT, tiếp tục hỗ trợ địa phương hoàn thiện các phương án kiện toàn các cơ sở y tế đảm bảo đủ điều kiện thanh toán khám, chữa bệnh lao qua bảo hiểm y tế, thực hiện quản lý cung ứng, điều phối, điều tiết thuốc chống lao mua từ nguồn bảo hiểm y tế trên phạm vi toàn quốc.

Bên cạnh đó, Chương trình còn tăng cường đẩy mạnh hoạt động phát hiện chủ động tại cộng đồng, phát hiện tích cực tại cơ sở y tế tập trung vào các nhóm nguy cơ cao nhằm tăng cường phát hiện tối đa các bệnh nhân lao có trong cộng đồng, đưa vào điều trị sớm nhằm cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng. Ngoài ra những người được chẩn đoán loại trừ bệnh lao và đủ điều kiện cần được thu nhận điều trị lao tiềm ẩn nhằm giảm nguy cơ chuyển từ nhiễm sang bệnh lao.

Chương trình cũng đang dần hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin quản lý, nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và điều trị. Tăng cường tốc độ sàng lọc phát hiện và thu dung bệnh nhân lao kháng thuốc, Tăng cường tối đa hoạt động sàng lọc phát hiện tiền/siêu kháng, Triển khai kháng sinh đồ đối với các thuốc mới theo khuyến cáo cập nhật của WHO và Chương trình chống Lao Quốc gia. Đồng thời, chương trình ứng dụng công nghệ trong quản lý, theo dõi người bệnh lao kháng thuốc và quản lý chuỗi cung ứng.

Chương trình tiếp tục quan tâm phát hiện chủ động cho các nhóm có nguy cơ cao và nhóm dễ tổn thương với bệnh lao (đối tượng uống Methdol ngoài cộng đồng, người già, bệnh nhân tâm thần, người sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội, người mắc bệnh tiểu đường tại một số tỉnh/ thành phố). Về Lao trẻ em, chương trình mở rộng thực hiện phối hợp với khoa nhi bệnh viện đa khoa tỉnh – quận huyện, bệnh viện nhi tỉnh để tăng cường phát hiện bệnh nhân lao trẻ em. Triển khai hỗ trợ chẩn đoán lao trẻ em cho tuyến dưới qua Zoom, Zalo.

Ngoài ra, chương trình tiếp tục duy trì hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV cho người bệnh lao và khám phát hiện lao cho người nhiễm HIV. Triển khai tập huấn, tập huấn lại mô hình lồng ghép cung cấp dịch vụ lao/HIV tại một địa điểm cho học viên tuyến tỉnh/huyện.

Tài liệu tham khảo:

-    Báo cáo tổng kết Chương trình chống lao Quốc Gia năm 2021

-    Báo cáo tổng kết Chương trình chống lao Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021

BS. Ma Duy Hảo


Câu hỏi liên quan