Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Tiêm vắc xin đủ mũi, đúng lịch để phòng chống bệnh Bạch hầu


Trong thời gian qua một số bệnh nhân mắc bệnh Bạch hầu đã được phát hiện và cũng đã có trường hợp tử vong. Phòng bệnh Bạch hầu tốt nhất là bằng cách tiêm ngừa.

Hiệu quả của tiêm vắc xin Bạch hầu

Do những biến động xã hội ở một số nước như Nga, Ucraina... đã làm gián đoạn việc tiêm chủng vắc xin bạch hầu cho trẻ em trong những năm 80 của thế kỷ 20. Do đó, bệnh Bạch hầu đã phát triển và bùng nổ thành dịch lớn ở những nước này trong những năm 90 của thế kỷ 20. Năm 1994 ở Nga đã có hơn 39.000 người mắc bạch hầu với 1.100 người chết và ở Ucraina có hơn 3.000 người mắc. Tuổi mắc bệnh chủ yếu là trên 15 tuổi.
Ở Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vắc xin Bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) thì bệnh Bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết các tỉnh, thành, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân cư cao. Do thực hiện tốt việc tiêm vắc xin Bạch hầu nên tỷ lệ mắc bạch hầu ở Việt Nam đã giảm dần từ 3,95/100.000 dân năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân năm 2000. Bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Bệnh bạch hầu có thể dự phòng được bằng tiêm vắc xin đủ liều và đúng lịch. Khi phát hiện sớm, bệnh có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh.

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn Bạch hầu gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch với bệnh.

Biểu hiện mắc bệnh Bạch hầu (nguồn internet)

Nguồn truyền nhiễm bệnh bạch hầu
Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu là ở người bệnh và người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.

Phòng bệnh Bạch hầu: tiêm chủng vắc xin đủ và đúng lịch
Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta. Do đó chúng ta có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và tiếp xúc với mầm bệnh. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td) đủ mũi tiêm và đúng lịch.
  2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
  4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
  5. Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

STT

Tuổi của trẻ

Vắc xin sử dụng

1

Sơ sinh

-        Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh

-         Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao

2

02 tháng

-        Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib  mũi 1 mũi 1(vắc xin 5 trong 1)

-          Uống vắc xin bại liệt lần 1

3

03 tháng

-        Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib  mũi 1 mũi 2

-         Uống vắc xin bại liệt lần 2

4

04 tháng

-        Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 3

-         Uống vắc xin bại liệt lần 3

5

09 tháng

-         Tiêm vắc xin sởi mũi 1

6

18 tháng

-         Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván mũi 4

-         Tiêm vắc xin sởi - rubella (MR)

7

Từ 12 tháng tuổi

-         Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1

-         Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2

       (hai tuần sau mũi 1)

-         Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3

       (một năm sau mũi 2)

8

Từ 2 đến 5 tuổi

-         Vắc xin Tả 2 lần uống (vùng nguy cơ cao)

       (lần 2 sau lần một 2 tuần)

9

Từ 3 đến 10 tuổi

-         Vắc xin Thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao)

 

 

Vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ

Phụ nữ có thai;

nữ tuổi sinh đẻ

-          Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vung nguy cơ mắc UVSS cao.

-          1 tháng sau mũi 1

-          6 tháng sau mũi 2 hoặc trong thời kỳ có thai sau

-          1 năm sau mũi 3 hoặc trong thời kỳ có thai sau

-          1 năm sau mũi 4 hoặc trong thời kỳ có thai sau

Lịch tiêm chủng thường xuyên trong chương trình Tiêm chủng mở rộng

BS Hoài Thương – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (tổng hợp)

Nguồn: http://vncdc.gov.vn/vi/danh-muc-benh-truyen-nhiem/1084/benh-bach-hau

http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-trong-nuoc/13969/tiem-vac-xin-du-mui-dung-lich-de-phong-chong-benh-bach-hau


Câu hỏi liên quan