Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Clo dư trong nước thủy cục giúp ngăn chặn sự tái xuất hiện của vi khuẩn


Clo và các hợp chất của Clo là biện pháp khử trùng nguồn nước tại các thủy cục. Sau quá trình xử lý, nước vẫn sẽ còn một lượng Clo dư để ngăn chặn sự tái xuất hiện của vi khuẩnLượng Clo dư này phải được kiểm soát để đảm bảo an toàn cho người sử dụng nước.

3ECBA7B4-CAAD-4335-A535-371D4CF18397.jpg

Hình minh họa (nguồn: internet)

Clo và các hợp chất của Clo là hóa chất được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới cho nhiều mục đích như khử trùng, tẩy trắng, tẩy rửa, ... Cách đây hàng trăm năm, Clo đã được sử dụng như là một tác nhân xử lý nguồn nước. Với ưu điểm hiệu quả khử trùng cao, giá thành rẻ và ít gây nguy hiểm cho người sử dụng, cho đến nay khử trùng bằng Clo vẫn là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để xử lý nguồn nước cấp.

Các dạng hóa chất Chlorine phổ biến trên thị trường hiện nay chlorine (Cl2), hypochlorite canxi [Ca(OCl)2] và hypochlorite natri (NaOCl). Các hóa chất Chlorine có thể tan trong nước phản ứng tạo ra HOCl và HCl, HOCl tiếp tục ion hóa và tạo ra ion OCl.

Nhà máy xử lý nước sử dụng Clo để làm gì?

Các nhà máy xử lý nước luôn mong muốn cung cấp một nguồn nước an toàn và đảm bảo chất lượng nước theo quy chuẩn cấp nước. Thêm Clo là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để khử trùng nguồn nước cấp và đảm bảo vi khuẩn không xuất hiện trong quá trình phân phối nước qua đường ống mạng lưới cấp nước đến người dân.

Cơ chế diệt khuẩn của Clo trải qua 2 giai đoạn. Đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua lớp vỏ tế bào vi khuẩn, sau đó nó sẽ phản ứng với lớp men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến sự phá hủy tế bào và do đó vi khuẩn sẽ bị chết.

Tại sao phải có Clo dư trong nước cấp?

Clo dư trong nước hay được gọi là Clo tự do, còn lại trong nước thủy cục sau khoảng thời gian nhất định. Lượng Clo dư này sẽ có tác dụng ngăn chặn sự tái xuất hiện của vi khuẩn từ bên ngoài có thể xâm nhập vào đường ống cấp nước (do bể, vỡ đường ống, vật chứa nước không đậy kín). Do đó, vào buổi sáng khi mở vòi nước tại gia đình để sử dụng thường chúng ta có thể ngửi thấy mùi đặc trưng của Clo (nồng, hắc,…). Mùi nồng, hắc này rất giống với mùi nước ở bể bơi. Sau khi tiếp xúc với không khí, clo sẽ tự bay hơi và không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Trong đường ống trên mạng lưới cấp nước cần duy trì hàm lượng Clo dư trong khoảng 0,2 - 1 mg/l (Theo QCVN 01-1:2018/BYT) nhằm tiêu diệt hết vi khuẩn. Đây là lượng Clo dự bắt buộc phải được duy trì trong đường ống cung cấp từ mạng lưới cấp nước đến hộ gia đình.

Clo dư có an toàn hay không?

Nếu nồng độ Clo dư trong nước cao (Clo dư > 1mg/l) thì dù ít gây nguy hiểm cho người sử dụng nhưng vẫn gây khó chịu cho một số người nhạy cảm với Clo. Hàm lượng Clo cao gây ra mùi hăng khó chịu và có thể làm kích ứng mắt, kích ứng da; hít phải Clo trong thời gian dài có thể tổn thương hệ hô hấp của trẻ em. Clo dư cao làm vải nhanh bạc màu, rách hỏng, làm xà phòng không tạo bọt dẫn đến hao tốn nhiều xà phòng. Nồng độ Clo cao ăn mòn thiết bị và đường ống bằng kim loại.

Trong khi đó nồng độ Clo trong nước quá thấp (Clo dư < 0,2 mg/l) cũng không hẳn là tốt, nếu Clo dư trong nước thấp hơn quy định thì nguồn nước có nguy cơ nhiễm vi sinh vật. Do đó, các cơ sở cung cấp nước có kế hoạch kiểm soát lượng Clo dư trên mạng lưới cấp nước nhằm đảm bảo chất lượng nước cung cấp đến hộ đân đạt quy chuẩn về chỉ tiêu Clo dư.

Khoa Y tế Trường học – Sức khỏe Môi trường (HCDC)

 

 


Câu hỏi liên quan