Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

TP.HCM: Thêm 10 điểm nguy cơ được người dân phản ánh qua ứng dụng “Y tế trực truyến”


Từ ngày 3-8 đến ngày 8-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) đã nhận được thêm 10 phản ánh của người dân về việc có 10 điểm nguy cơ có khả năng phát sinh dịch bệnh Sốt xuất huyết. Qua đó, Thanh tra Sở Y tế và lực lược chính quyền địa phương đã xử lý triệt để 9 điểm nguy cơ và 1 điểm đang trong giai đoạn xử lý. 10 điểm nguy cơ được phản ánh trong tuần, gồm: Quận 3 (1 điểm); Quận 8 (1 điểm); tp Thủ Đức (1 điểm); quận Bình Thạnh (1 điểm); quận Gò Vấp (1 điểm); quận Phú Nhuận (2 điểm); quận Bình Tân (1 điểm); huyện Hóc Môn (1 điểm); huyện Nhà Bè (1 điểm)

Các hình thức xử lý 10 điểm nguy cơ trên bao gồm: xử phạt hành chính theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP; yêu cầu chủ nhà dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh; tổ chức phun thuốc diệt muỗi tại khu vực….Cùng với việc bổ sung thêm 10 điểm nguy cơ trong tuần 31 thì số điểm nguy cơ do người dân phản ánh từ ngày 9/7/2022 đến nay đã là 61 trường hợp.

Người dân có thể dễ dàng phản ánh qua ứng dụng “Y tế trực tuyến”

Dịch bệnh Sốt xuất huyết vẫn đang ở mức cao và đã ghi nhận 16 trường hợp tử vong. Dự báo, trong những tháng còn lại của năm 2022, số ca bệnh nặng và tử vong cũng sẽ tăng nếu chúng ta không quyết liệt thực hiện những biện pháp phòng chống Sốt xuất huyết bằng cách diệt muỗi, diệt lăng quăng, trong đó diệt lăng quăng được xem là biện pháp đơn giản và hiệu quả.

Diệt lăng quăng được xem là biện pháp đơn giản và hiệu quả phòng bệnh sốt xuất huyết

Diệt lăng quăng, tìm cách triệt nơi sinh sản không cho muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết đẻ trứng cần sự tham gia của mọi người dân trong cộng đồng. Muỗi gây bệnh không ở đâu xa nó ở ngay trong chính ngôi nhà - nơi mình sinh sống và đẻ trứng ở những nơi đọng nước xung quanh chúng ta. Mỗi tuần 15 phút dùng để để vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc, không để bất cứ vật chứa nước nào trong và xung quanh nhà tạo điều kiện cho lăng quăng sinh sống. Đồng thời hãy nhanh chóng phản ánh địa chỉ cụ thể nơi có nhiều lăng quăng và muỗi lên ứng dụng “Y tế trực tuyến” để được giải quyết, xử lý, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn cho chính mình và người thân.

Để tìm đúng app “y tế trực tuyến”, người dân truy cập chợ ứng dụng Google Play Store (đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành Android) hoặc App Store (đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS). Ứng dụng “Y tế trực tuyến” cần tải có biểu tượng màu trắng-xanh dương cùng hình ảnh “nắm tay” và được phát hành bởi Sở Y tế TP.HCM.

 

Phú Khánh - HCDC


Câu hỏi liên quan