Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Covid 19 - sự gia tăng bạo lực gia đình


Đáng buồn, có những báo cáo từ một số quốc gia về sự gia tăng bạo lực gia đình kể từ khi dịch COVID-19 bắt đầu. Khi người dân được yêu cầu ở nhà, nguy cơ bạo lực từ người thân có thể sẽ tăng lên.

Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Sự gia tăng bạo lực gia đình

Phụ nữ trong các mối quan hệ có nhiều khả năng bị bạo hành, cũng như con cái của họ, vì các thành viên trong gia đình có nhiều thời gian tiếp xúc gần hơn. Các gia đình phải đối phó với nhiều căng thẳng và vấn đề kinh tế hoặc mất việc.

Phụ nữ có thể ít liên lạc với gia đình và bạn bè, những người có thể hỗ trợ và bảo vệ khỏi bạo lực. Chúng tôi kêu gọi các quốc gia có các dịch vụ để giải quyết bạo lực gia đình như là một dịch vụ thiết yếu phải tiếp tục trong quá trình ứng phó COVID-19.

Nếu bạn đang gặp phải hoặc có nguy cơ bị bạo lực gia đình, hãy nói với gia đình và bạn bè, tìm kiếm sự hỗ trợ từ đường dây nóng hoặc tìm kiếm các dịch vụ địa phương cho những người sống sót.

Lập một kế hoạch để bảo vệ bản thân và con cái bằng đủ mọi cách. Kế hoạch này có cả việc tìm sẵn một người hàng xóm, bạn bè, người thân hoặc nơi trú ẩn được xác định để đi đến nếu bạn cần phải rời khỏi nhà ngay lập tức.

Không có bất kỳ điều gì có thể biện minh cho bạo lực. Chúng ta ghê tởm tất cả bạo lực của tất cả các hình thức, ở bất kỳ lúc nào.

Hậu quả kinh tế và xã hội nặng nề của đại dịch Covid - 19

Hơn 1 triệu ca bệnh COVID-19, trong đó hơn 50.000 ca tử vong đã được báo cáo trên toàn thế giới. Nhưng cđại dịch còn hơn cả một cuộc khủng hoảng y tế. Chúng ta đều nhận thức được các hậu quả kinh tế và xã hội nặng nề của đại dịch.

Những hạn chế mà nhiều quốc gia đã đưa ra để bảo vệ sức khỏe đang gây tổn thất nặng nề cho thu nhập của cá nhân và gia đình, và nền kinh tế của cộng đồng và quốc gia. Chúng tôi đang trong một cuộc đấu tranh chung để bảo vệ cả cuộc sống và sinh kế.

Cách tốt nhất giảm ảnh hưởng kinh tế - Đánh bại Covid - 19

Cách tốt nhất để các quốc gia chấm dứt các biện pháp cách ly xã hội, giảm bớt ảnh hưởng kinh tế của họ là tấn công vi rút, với gói các biện pháp tích cực và toàn diện: tìm, xét nghiệm, cách ly, điều trị mọi ca bệnh và theo dấu mọi trường hợp tiếp xúc.

Nếu các quốc gia vội vã dỡ bỏ các hạn chế quá nhanh, vi rút có thể lại bùng phát và tác động kinh tế có thể còn nghiêm trọng và kéo dài hơn. Do đó, tài trợ cho ứng phó y tế là một khoản đầu tư thiết yếu không chỉ trong việc cứu sống mà còn hồi phục kinh tế và xã hội lâu dài.

Ba lĩnh vực chính các quốc gia cần tập trung.

Trước tiên, đảm bảo các biện pháp y tế công cộng chủ yếu được cấp đủ tiền, bao gồm phát hiện ca bệnh, làm xét nghiệm, theo dấu trường hợp tiếp xúc, thu thập dữ liệu và các chiến dịch truyền thông và thông tin.

Thứ hai, tăng cường các nền tảng cơ bản của các hệ thống y tế. Điều đó có nghĩa là nhân viên y tế phải được trả lương, và các cơ sở y tế cần một nguồn tài chính đáng tin cậy để mua vật tư y tế thiết yếu.

Thứ ba, chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia gỡ bỏ các rào cản tài chính đối với việc chăm sóc sức khoẻ. Nếu người dân trì hoãn hoặc từ bỏ chăm sóc sức khoẻ vì họ không đủ tiền để trả phí, họ không chỉ gây hại cho bản thân mà còn khiến đại dịch khó kiểm soát hơn và khiến xã hội gặp nguy hiểm.

Một số quốc gia đang tạm dừng phí người dùng, cung cấp xét nghiệm và chăm sóc miễn phí đối với COVID-19, bất kể tình trạng bảo hiểm cá nhân, quyền công dân hoặc tình trạng cư trú. Chúng tôi khuyến khích các biện pháp này. Đây là một cuộc khủng hoảng chưa từng có, đòi hỏi một ứng phó chưa từng có.

Bs Nguyễn Quốc Chinh, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (lược dịch)

Nguồn: Phát biểu khai mạc của Tổng giám đốc TCYTTG tại cuộc họp báo truyền thông về COVID-19 – ngày 3 tháng 4 năm 2020

https://www.who.int/dg/speeches/detail/who-director-general-s-opening-remarks-at-the-media-briefing-on-covid-19--3-april-2020


Câu hỏi liên quan