Tin nổi bật 19/7/2020
- Phát hiện 1 thủy thủ người Myanmar mắc COVID-19, Việt Nam có 383 ca bệnh
Bản tin lúc 18h ngày 19/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc COVID-19, là thủy thủ tàu IPANEMA (quốc tịch Myanmar), được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam lên 383.
Tổng số ca mắc:
- Tính từ 6h ngày 16/4 đến 18h ngày 19/7: 94 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
- Tính đến 18h ngày 19/7: Việt Nam có tổng cộng 243 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
- Tính từ 6h đến 18h ngày 19/7: 1 ca mắc mới.
Nguồn:
- 24 giờ, 5.000 người tử vong vì COVID-19
Thế giới ghi nhận hơn 604.000 người chết trong hơn 14,4 triệu ca nhiễm tại 215 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng khoảng 5.000 ca tử vong và hơn 300.000 người mắc trong 24 giờ qua.
Nguồn:
http://giadinh.net.vn/y-te/24-gio-5000-nguoi-tu-vong-vi-covid-19-20200719085022702.htm
- 21 người Trung Quốc bỏ chạy khỏi khu lưu trú: Âm tính qua xét nghiệm lần 1
21 người Trung Quốc bỏ chạy khỏi một biệt thự du lịch ở tỉnh Quảng Nam khi bị cơ quan chức năng vào kiểm tra được đưa vào cách ly, các mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.
Nguồn:
- Trẻ sốt, cẩn trọng với viêm não Nhật Bản.
Bệnh viêm não Nhật bản gây ra bởi vi rút gọi là vi rút viêm não Nhật Bản. Đường lây truyền qua trung gian muỗi Culex tritaeniorhynchus đốt hút máu súc vật hoặc chim bị nhiễm vi rút viêm não Nhật Bản, rồi sau đó đốt người và sẽ truyền bệnh cho con người. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhiều nhất ở độ tuổi 2-8 tuổi.
Bệnh lây truyền qua trung gian muỗi Clulex Triaeniorhynchus đốt các động vật mang mầm bệnh sau đó đốt sang người lây truyền mầm bệnh sang người vì thế việc phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản quan trọng nhất cần phải diệt trung gian truyền bệnh.
Hiện nay đã có vaccin ngừa viêm não Nhật Bản chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Trẻ chỉ cần tiêm 1 mũi cơ bản và sau đó sẽ được tiêm nhắc mũi thứ 2 sau mũi tiêm thứ nhất (mũi cơ bản) từ 12 đến 24 tháng. Tiêm ngừa là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất và an toàn cho trẻ.
Nguồn:
- Thận trọng với kiến ba khoang trong mùa mưa
Trong vòng 2 tuần trở lại đây, mỗi ngày bệnh viện (BV) da liễu tp. Hồ Chí Minh tiếp nhận khám và điều trị từ 80-100 trường hợp bị viêm da tiếp xúc dị ứng do kiến ba khoang.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng tránh kiến ba khoang người dân cần thường xuyên vệ sinh môi trường nhà ở, môi trường xung quang, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà ở để xóa sổ nơi sinh sống và sinh sản của kiến; sử dụng lưới nhỏ bao kín các cửa sổ, đóng cửa thường xuyên khi ra vào và sử dụng hoá chất diệt côn trùng để diệt kiến. Người dân nên ngủ màn, mặc đồ bảo hộ khi làm vườn, hoặc mặc quần áo dài tay khi đến gần các môi trường có đồng ruộng, bụi rậm. Ngoài ra, để tránh thu hút kiến vào nhà, người dân nên thay thế bóng đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng
Nguồn:
https://suckhoedoisong.vn/than-trong-voi-kien-ba-khoang-trong-mua-mua-n177333.html
Tin tổng hợp: Phú Khánh