Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Vai trò dinh dưỡng trong phòng chống các bệnh không lây nhiễm


Dinh dưỡng giữ vị trí hàng đầu như là một yếu tố quyết định chính có thể điều chỉnh được đối với các bệnh mạn tính không lây trong suốt cuộc đời mỗi người. Chế độ ăn uống không hợp lý không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe hiện tại mà còn làm phát triển các bệnh không lây nhiễm sau này.

Bệnh không lây nhiễm (còn gọi là bệnh mạn tính không lây) là các bệnh khởi đầu từ thời kỳ trẻ tuổi, tích lũy, tiến triển kéo dài, đòi hỏi việc điều trị có hệ thống và lâu dài, thậm chí cả cuộc đời. Các bệnh này không phải do nguyên nhân nhiễm khuẩn và không lây truyền giữa người với người mà do các hành vi thói quen, lối sống không lành mạnh diễn ra trong khoảng thời gian dài gây ra.

Cứ 10 người chết thì có gần 8 người là do bệnh không lây nhiễm (BKLN)

BKLN là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, là một trong những thách thức về sức khỏe chủ yếu trong thế kỷ 21. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong năm 2016, bệnh KLN gây ra 71% (41 triệu người) trong tổng số 57 triệu ca tử vong trên toàn cầu. Tại Việt Nam, BKLN cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Năm 2016, Việt Nam có 548.800 ca tử vong, trong đó tử vong do BKLN chiếm 77% và 44% số tử vong do BKLN là trước 70. Như vậy cứ 10 người chết thì có gần 8 người là do BKLN, chủ yếu do các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). tuổi.

Ước tính, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12,5 triệu người bị Tăng huyết áp; 3,5 triệu người bị bệnh Đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, COPD và gần 126.000 ca mắc mới ung thư. Mỗi năm ở nước ta có khoảng 115.000 người chết vì ung thư (315 người/ngày). Bên cạnh đó, các bệnh KLN còn gây tàn phế nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị, theo dõi, chăm sóc lâu dài.

Thiếu và thừa dinh dưỡng đều tác động tiêu cực tới sự phát triển bệnh

Theo WHO, 80% bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ và đái tháo đường týp 2 và trên 40% ung thư có thể được phòng ngừa được thông qua ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn, không hút thuốc lá. Cả thiếu và thừa dinh dưỡng đều tác động tiêu cực tới sự phát triển bệnh và nếu phối hợp cả hai thì thậm chí còn tồi tệ hơn. Do vậy, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý và an toàn trong suốt chu kỳ vòng đời, từ khi chuẩn bị mang thai, tới giai đoạn phát triển bào thai trong tử cung, đến các giai đoạn tiếp theo của cuộc đời đều là quan trọng để dự phòng mắc các bệnh mạn tính không lây. Ngoài ra, dinh dưỡng cũng có tác động tới sự biểu hiện của gen và hình thành bộ gen, từ đó xác định các cơ hội đối với sức khỏe và tính nhạy cảm đối với bệnh tật. Suy dinh dưỡng sớm trong 1.000 ngày vàng đầu đời cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính ở các giai đoạn sau của cuộc đời thông qua cơ chế tương tác gen và dinh dưỡng.

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Hải Yến - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (lược trích)

Nguồn: http://chuyentrang.viendinhduong.vn/vi/thong-tin-giao-duc-truyen-thong/dinh-duong-hop-ly-phong-benh-khong-lay-nhiem.html


Câu hỏi liên quan