Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Thông tin nổi bật ngày 25/05/2020


1/ Bản tin dịch COVID-19 trong 24h qua: Công dân Việt Nam nhập cảnh về nước phải được cách ly, xét nghiệm và theo dõi sức khỏe

Mới đây xuất hiện 3 trường hợp nhập cảnh về nước trốn khai báo y tế và cách ly tại Bạc Liêu. Các cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát chặt người nhập cảnh, đặc biệt người dân qua cửa khẩu bằng các đường mòn lối mở, tránh tâm lý lơi lỏng, chủ quan. Tất cả công dân nhập cảnh về nước đều được cách ly, xét nghiệm, khi về nhà phải theo dõi sức khỏe.

Nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/ban-tin-dich-covid-19-trong-24h-qua-n174528.html

2/ Phản ứng có hại của các thuốc ứng dụng điều trị COVID-19

Hai cuộc khảo sát về cảnh giác dược mới đây được tiến hành tại Pháp nhằm giám sát tính an toàn của các thuốc được ứng dụng điều trị cho bệnh nhân COVID-19 cho thấy có 321 ca phản ứng có hại liên quan đến COVID-19 được báo cáo, trong đó có 215 ca (chiếm 67%) được cho là có liên quan đến các thuốc dùng trong điều trị COVID-19.

Nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/phan-ung-co-hai-cua-cac-thuoc-dieu-tri-covid-19-n174488.html

3/ 80 triệu trẻ em không tiêm đủ vaccine do COVID-19 hoành hành

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo khoảng 80 triệu trẻ em toàn cầu không tiêm đủ vaccine theo lịch do đại dịch COVID-19 hoành hành.

WHO ngày 22/5 cho biết, theo Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI), Quỹ Nhi đồng quốc tế (UNICEF), Viện Vaccine Sabin, COVID-19 đã làm gián đoạn các chương trình tiêm chủng tại ít nhất 68 quốc gia. Chương trình tiêm ngừa bệnh sởi đã bị gián đoạn ở 27 quốc gia. Tại 38 nước khác, trẻ em chưa thể tiêm vaccine bại liệt.

Nguồn:

https://vtv.vn/suc-khoe/80-trieu-tre-em-khong-tiem-du-vaccine-do-covid-19-hoanh-hanh-20200525190420063.htm

4/ Cảnh báo: Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh sinh viên bắt đầu tăng lên

Theo điều tra sức khoẻ học sinh toàn cầu của WHO thực hiện tại 21 tỉnh, thành phố của nước ta vào năm 2019 cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường ở học sinh Việt Nam có xu hướng giảm từ 4% xuống 3,6% nhưng tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử bắt đầu tăng lên 2,6%.

Thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng là các sản phẩm thuốc lá mới, đang được quảng cáo là sản phẩm thay thế ít tác hại hơn so với thuốc lá thông thường. Các sản phẩm mới này cho thêm các phụ gia có hại cho sức khoẻ rất khó kiểm soát, nhất là đối với thế hệ trẻ.

Nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/canh-bao-ty-le-su-dung-thuoc-la-dien-tu-o-hoc-sinh-sinh-vien-bat-dau-tang-len--n174546.html

 

5/ Bé một tháng tuổi mắc bệnh giang mai

Bé chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực Nghĩa Lộ, Yên Bái trong tình trạng da xanh nhợt, khó thở, bụng chướng.

Các bác sĩ khám, xác định gan, lách của bé to, da bụng nổi rõ tĩnh mạch màu xanh, có vết chợt loét vùng mông và lòng bàn chân. Nghi ngờ bé mắc giang mai bẩm sinh, bác sĩ tiến hành xét nghiệm, kết quả cả bé và mẹ đều dương tính với xoắn khuẩn giang mai.

Nguồn:

https://vnexpress.net/be-mot-thang-tuoi-mac-benh-giang-mai-4104755.html?gidzl=SF_nJSXIwrzzvl98o4pkM7JbyaBMJEzHQEQcHO9Cx5OzigP0XXcw0MlWeXI6I-u5RxVsGsACcYWYpLNlNm

 

Yến Thư - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (Tổng hợp)


Câu hỏi liên quan